"Nam thanh niên cầm trên tay hai cuốn sổ y bạ. Một quyển ghi lịch sử khám với chẩn đoán 'ung thư đại trực tràng di căn,àibácsĩsửasổybạcủamẹthànhbệnhnhẹtỷ lê ma cao tiêng lượng rất nặng', cuốn còn lại còn mới tinh", bác sĩ chuyên khoa II Hà Hải Nam khoa Ngoại 1, Bệnh viện K (Hà Nội), chia sẻ. Mục đích của cuộc gặp gỡ ngắn ngủi này đó là người con trai muốn xin bác sĩ viết lại một cuốn sổ y bạ mới, giúp anh có thể giấu mẹ về bệnh tình thật sự của bà với mong muốn "mẹ có thể sống an yên những ngày tháng cuối đời". "Người đàn ông liên tục cúi mặt để che đi đôi mắt ngấn nước và van nài 'bác sĩ cứu em với, em chỉ có một mẹ thôi'. Lúc đó, tim tôi như thắt lại. Thấu hiểu tình cảnh của bệnh nhân, nhưng nếu giúp anh nghĩa là tôi sẽ làm sai quy định. Vì vậy, tôi quyết định viết quyển sổ y bạ mới, nội dung vẫn đúng bệnh, nhưng thay từ ung thư bằng Carcinoma đại tràng. Với cách thay đổi này, có lẽ, người bệnh sẽ đỡ sợ hãi hơn", bác sĩ Nam xúc động nhớ lại. Làm việc ở chuyên ngành ung thư, đây không phải lần duy nhất bác sĩ Hà Hải Nam phải đối diện với tình cảnh người thân, bệnh nhân đến xin anh "giấu bệnh". Một trường hợp khác là người đàn ông 43 tuổi, nhận chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Biết mình không còn nhiều thời gian, nam bệnh nhân này chỉ có mong mỏi "bác sĩ đừng nói cho ai biết tôi bị ung thư. Nếu biết sự thật, người nhà sẽ đau khổ, hàng xóm kỳ thị, các con đang tuổi thi cử lo lắng". Khi giấu người nhà, bệnh nhân hoàn toàn đơn độc trên cuộc chiến điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn bằng lòng. Từ thực tế làm việc, bác sĩ Nam cho biết: "Bất cứ ai biết mình bị ung thư đều sốc, người thân cũng sốc. Bác sĩ thông báo tình trạng sức khỏe cho người bệnh cũng rất khó khăn, phải lựa chọn thời điểm và cách thức phù hợp nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc đúng sự thật". Về vấn đề này, Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, nguyên Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, cho biết ung thư vẫn là căn bệnh khiến người dân sợ hãi. Hầu như bệnh nhân và người nhà nghĩ rằng ung thư là “án tử” nên nảy sinh tâm lý muốn giấu bệnh. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng xét về mặt chuyên môn, người thân và bệnh nhân không nên giấu bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ và người nhà phải cân nhắc thời điểm phù hợp, xem xét bệnh nhân có thể đón nhận tin dữ hay không. Đồng thời, người bệnh cũng cần thời gian thích ứng với thông tin. "Có những bác sĩ thông báo bệnh ung thư rất thẳng thắn như không thể điều trị, thời gian sống vài tháng. Điều đó là không nên, người bệnh và người nhà đều bi quan, căng thẳng", Giáo sư Hùng cho biết. Theo vị chuyên gia này, bác sĩ trao đổi với người nhà trước để tìm hiểu tâm lý bệnh nhân. Nếu người bệnh tâm lý thoải mái, mạnh mẽ, bác sĩ có thể trao đổi họ. Bệnh nhân cũng cần được giải thích kỹ tình trạng bệnh, tác dụng phụ khi điều trị để chuẩn bị thể lực và dinh dưỡng. Trường hợp không còn phương pháp điều trị, gia đình có thể cân nhắc việc giấu bệnh để họ yên vui sống những ngày cuối đời. Hành trình chi tiền tỷ sang Nhật Bản để 'chữa ung thư không đau'Sau 3 tháng nhận chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn 4, bệnh nhân từ chối điều trị ở Việt Nam vì sợ tác dụng phụ. Ông chọn sang Nhật Bản sau khi được tư vấn điều trị bằng phương pháp cấy tế bào tự thân, không đau, không tác dụng phụ. |