Xử lý hiệu quả rác thải y tế
Rác thải y tế chứa nhiều yếu tố nguy hại đối với sức khỏe con người và môi trường. Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh,a csoi kèo ajax hôm nay khoảng hơn 3 năm trở lại đây, rác thải y tế đã được xử lý đúng cách góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nhận thức được sự nguy hại của rác thải y tế nên từ cán bộ, nhân viên y tế đến người nhà bệnh nhân tại hầu hết các khoa, phòng của bệnh viện đều phân loại rác thải tại nguồn. Trước hết là ở mỗi phòng, ban, giường bệnh ở bệnh viện đều được bố trí các thùng chứa riêng cho từng loại rác thải, tương ứng với màu sắc khác nhau giúp dễ thu gom và xử lý. Theo quy định, nhân viên y tế sẽ phân loại rác vào từng thùng chứa phù hợp, sau đó hộ lý thu gom đưa về khu vực tập kết, xử lý.
Hệ thống lò đốt chất thải y tế nguy hại của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước
Tại khu vực tập kết, rác thải y tế được phân loại thành rác thải nguy hại và rác thải thông thường. Rác thải nguy hại được đơn vị xử lý ngay tại chỗ bằng công nghệ tiên tiến; còn rác thải sinh hoạt thì phối hợp với đơn vị bên ngoài xử lý, không để tồn đọng, gây ô nhiễm.
Ngoài rác thải, nước thải y tế cũng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt. Bởi nước thải y tế chứa vi khuẩn, vi rút gây bệnh, cần có giải pháp xử lý kịp thời và hiệu quả nhất. Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, ngoài công nghệ xử lý rác thải y tế nguy hại, bệnh viện còn có hệ thống xử lý nước thải y tế tập trung.
Chị Lê Thị Chiến, Phó Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện đa khoa tỉnh cho biết: Toàn bộ lượng nước thải từ chăm sóc, hoạt động, điều trị, xét nghiệm cận lâm sàng, X-quang được dồn lại theo hệ thống ở trung tâm. Tại đây sẽ được xử lý bằng công nghệ hiện đại, quan trắc môi trường hằng quý đều đạt, không tác động xấu đến môi trường.
Trước đây, bệnh viện xử lý rác thải y tế chủ yếu bằng đốt thủ công nên bị người dân phản ánh rất nhiều và ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân viên xử lý. Từ năm 2018 đến nay, bệnh viện tiếp nhận dự án xử lý bằng công nghệ mới nên việc xử lý rác thải y tế được thực hiện hiệu quả hơn. |
Chị LÊ THỊ CHIẾN, Phó Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện đa khoa tỉnh |
Rác thải, nước thải y tế nguy hại có nguy cơ làm lây lan và bùng phát dịch bệnh ra cộng đồng. Do đó, ngoài Bệnh viện đa khoa tỉnh, một số cơ sở y tế lớn trên địa bàn tỉnh cũng đã trang bị hệ thống xử lý rác thải tại chỗ, thay thế cho hình thức xử lý thủ công như trước. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả việc xử lý rác thải nguy hại, hạn chế thấp nhất sự lây lan, phát tán mầm bệnh, ô nhiễm môi trường, cùng với sự nỗ lực của các cơ sở y tế thì ngành chức năng, cơ quan liên quan cần giám sát chặt chẽ việc xử lý rác thải tại trung tâm y tế, phòng khám tư nhân, bệnh viện…
Tái sử dụng 100%
Hoạt động từ năm 2010, Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại của Công ty TNHH công nghệ môi trường Bình Phước xanh, đứng chân tại ấp 5, xã Minh Lập, thị xã Chơn Thành có diện tích hơn 50 ha, quy mô xử lý 111.100 tấn/năm và đang tiếp tục nâng cấp lên khoảng 500.000 tấn/năm.
Với quy mô rộng lớn, nhà máy thu gom và xử lý nhiều loại chất thải y tế, chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp; tái chế và thu hồi chất thải bụi lò luyện thép, a-xít tẩy rửa và bùn thải có chứa kim loại, dầu nhớt, ắc quy…
Khuôn viên Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại của Công ty TNHH công nghệ môi trường Bình Phước Xanh
Các chất thải được đơn vị thu gom trên địa bàn tỉnh Bình Phước và các tỉnh, thành lân cận. Sau khi thu gom về được phân loại, xử lý và tái chế bằng dây chuyền công nghệ hiện đại. Có chất thải được xử lý bằng lò đốt, cũng có chất thải giá trị được thu hồi bằng hệ thống thu hồi kẽm, sắt, hệ thống sản xuất hóa chất, xử lý bóng đèn, tẩy rửa kim loại… Tất cả sau khi xử lý đều tái sử dụng, bán thương mại, không phát sinh gây ô nhiễm môi trường. Phó Giám đốc Công ty TNHH công nghệ môi trường Bình Phước xanh Võ Thành Hiểu cho biết: Sản phẩm đầu ra cuối cùng của nhà máy khó tận dụng được là tro thải của lò đốt nhưng công ty cũng tái sử dụng triệt để. Đó là lấy tro thải trộn với một số hợp chất sản xuất gạch không nung để làm đường đi, xây bồn hoa, khuôn viên.
Hệ thống xử lý chất thải lỏng nguy hại và nước thải Công ty TNHH công nghệ môi trường Bình Phước Xanh
Ngoài chất thải rắn, các chất thải lỏng nguy hại từ các cơ sở sản xuất, sinh hoạt cũng được thu gom và xử lý triệt để. Hiện nhà máy có 2 hệ thống xử lý nước thải công nghệ tiên tiến, hiện đại. Nước thải sau xử lý được tận dụng làm nước giảm nhiệt cho lò đốt, vệ sinh nhà xưởng, tận dụng pha chế tẩy rửa kim loại, súc rửa thùng phuy…
Chung tay bảo vệ môi trường
Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại thuộc Công ty cổ phần môi trường Miền Đông được xây dựng tại ấp Cần Lê, xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh. Nhà máy được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hoạt động từ năm 2019 với 5 lĩnh vực chính là lò đốt chất thải nguy hại, công suất 72 tấn/giờ; hệ thống xử lý nước thải, công suất 120m3/giờ; hệ thống tái chế dầu FOr 40 tấn nguyên liệu/ngày; hệ thống 2 lò nung bùn thải, công suất 48 tấn/ngày. Giám đốc nhà máy Nguyễn Viết Thành cho biết: Nhà máy kết hợp những quy trình tiên tiến nhất của thế giới là Hàn Quốc và Đức để áp dụng xử lý, tái chế các loại chất thải.
Hệ thống dây chuyền nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại của Công ty cổ phần môi trường Miền Đông
Các loại chất thải được đơn vị thu gom phân loại, xử lý theo dây chuyền, đảm bảo các tiêu chuẩn, không tác động xấu đến môi trường. Hiện nhà máy có 2 chất thải đầu ra là tro thải của lò đốt rác 3 tấn/giờ, được hóa rắn chôn lấp bằng hệ thống 12 hố chôn lấp với công suất 12.600 tấn/năm và nước thải đầu ra đạt chuẩn A, thải ra môi trường. Nhà máy có 2 hệ thống quan trắc tự động nhằm đo lường, giám sát khí thải và nước thải đã qua xử lý thải ra môi trường. Hệ thống này nhằm theo dõi các chỉ số về tính chất vật lý, hóa học và sinh học của chất thải, sau đó truyền thông tin về trung tâm kiểm soát ô nhiễm, giúp cơ quan quản lý môi trường giám sát chính xác diễn biến chất lượng môi trường.
Hiện nay, Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung, các chính sách về bảo vệ môi trường và các quy định liên quan ngày càng khắt khe, chặt chẽ. Thế nhưng đối với chúng tôi, đó không phải là rào cản mà là động lực để doanh nghiệp thường xuyên thay đổi công nghệ, phù hợp với quy định mới, góp phần chung tay bảo vệ môi trường. |
Ông NGUYỄN DUY LINH, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần môi trường Miền Đông |