Chính sách tài khóa đã hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi,óThủtướngTrầnLưuQuangKỷluậttàichínhđượctăngcườngkiểmsoátchặtbộsoi kèo man city vs aston villa nuôi dưỡng nguồn thu Nối dài các chính sách tài chính hỗ trợ phục hồi nền kinh tế Quốc hội dành 2,5 ngày chất vấn, trong đó có lĩnh vực về tài chính, ngân hàng |
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo trước Quốc hội. |
Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, ngày 6/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã trình bày Báo cáo về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4.
Bảo đảm thu đúng, thu kịp thời, nhất là kinh doanh trên nền tảng số
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nêu rõ, theo Chương trình Kỳ họp và thực hiện kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã gửi đến các đại biểu Quốc hội 19 Báo cáo đầy đủ (dài 1.337 trang) về kết quả thực hiện 10 nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến Kỳ họp thứ 4.
Trình bày cụ thể về các nội dung, về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, tài chính, ngân hàng, Phó Thủ tướng cho biết, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, các giải pháp về công tác quy hoạch, đầu tư, tài chính, tiền tệ, tín dụng và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Công tác quy hoạch được đẩy mạnh, chất lượng được nâng lên; đã ban hành Quy hoạch tổng thể quốc gia và nhiều quy hoạch ngành, lĩnh vực, tỉnh, phấn đấu hoàn thành phê duyệt các quy hoạch trong năm 2023. Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp được tích cực triển khai, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống người dân.
Đầu tư công được cơ cấu lại theo hướng bảo đảm tập trung có trọng tâm, trọng điểm, không để dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả; kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công được tăng cường; giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh. Chính phủ đã thành lập 5 Tổ công tác và 26 đoàn công tác của Chính phủ đi kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh ở các địa phương.
Về tài chính, kỷ luật tài chính – NSNN được tăng cường, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, nhất là đối với thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia trong giới hạn cho phép của Quốc hội. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả tích cực. Riêng trong công tác quản lý, sử dụng NSNN và các nguồn vốn nhà nước khác đã tiết kiệm được trên 350 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2016-2021.
Báo cáo của Chính phủ cũng nêu, công tác điều hành giá đã chủ động xây dựng các kịch bản, giải pháp phù hợp, sát thực tiễn, góp phần kiểm soát lạm phát. Thực hiện kịp thời, hiệu quả nhiều chính sách miễn giảm, gia hạn thuế, phí, tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
Cụ thể là, năm 2022 đã miễn thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường và một số khoản thuế, phí, lệ phí khác trên 60,5 nghìn tỷ đồng; gia hạn thời gian nộp các loại thuế, tiền thuê đất trên 114,5 nghìn tỷ đồng. Năm 2023, tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn một số loại thuế, phí, tiền thuê đất; đến tháng 10 đã miễn giảm 60.547 tỷ đồng, dự kiến cả năm sẽ miễn, giảm 79 nghìn tỷ đồng; gia hạn 121 nghìn tỷ đồng.
Phó Thủ tướng cho biết, nhiều chính sách miễn giảm, gia hạn thuế, phí, tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. |
Chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; thị trường tiền tệ, ngoại hối, tỷ giá cơ bản ổn định. Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu được triển khai theo lộ trình, kế hoạch đặt ra; an toàn hệ thống được bảo đảm; khoanh nợ, cơ cấu lại, giữ nguyên nhóm nợ, gia hạn nợ cho người dân, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, trong các lĩnh vực này vẫn còn những hạn chế, bất cập, như nhiều vị đại biểu Quốc hội đã nêu. Tiến độ hoàn thành các quy hoạch ngành, vùng, quy hoạch tỉnh còn chậm. Giải ngân vốn đầu tư công, triển khai chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu. Việc sắp xếp, cơ cấu lại, cổ phần hóa các DNNN còn chậm. Tiếp cận tín dụng còn hạn chế, tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu có xu hướng tăng; việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém gặp nhiều khó khăn do phải đánh giá đúng giá trị tài sản đã qua nhiều thời kỳ…
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Về các lĩnh vực: công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn; giao thông vận tải; xây dựng; tài nguyên và môi trường, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phát triển mạnh thị trường trong nước gắn với mở rộng, đa dạng hóa thị trường quốc tế, nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết; đồng thời đẩy mạnh đàm phán, ký kết các FTA mới; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực, tham gia đầu tư vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Cùng với đó là chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn, hiệu quả cao; kim ngạch xuất khẩu nông sản 10 tháng năm 2023 đạt 43,08 tỷ USD, xuất siêu 9,3 tỷ USD; dự kiến cả năm 2023 đạt 43 triệu tấn lúa, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô. Quyết liệt triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ thẻ vàng IUU, kết quả được Ủy ban Châu Âu ghi nhận tích cực hơn.
Chính phủ đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư 6 dự án giao thông trọng điểm quốc gia với tổng vốn đầu tư gần 400 nghìn tỷ đồng. Từ năm 2021 đến nay, đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 659 km đường bộ cao tốc, nâng tổng chiều dài đưa vào khai thác là 1.822 km…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác giải phóng mặt bằng, triển khai thi công của một số dự án hạ tầng trọng điểm, nhất là hạ tầng năng lượng và giao thông còn chậm; thị trường bất động sản còn khó khăn…
Về các lĩnh vực: khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động - thương binh và xã hội; thông tin và truyền thông, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo sửa đổi đồng bộ cơ chế quản lý, tài chính, phương thức đầu tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Đời sống nhân dân được cải thiện tốt hơn…
Tuy nhiên, các lĩnh vực này vẫn còn những hạn chế, tồn tại, khó khăn như đầu tư cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo còn khiêm tốn; phát triển văn hoá còn chậm so với phát triển kinh tế; tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế cục bộ chưa được khắc phục triệt để…
Báo cáo trước Quốc hội về các lĩnh vực: tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cũng đã nêu lên nhiều kết quả tích cực tuy nhiên, vẫn còn tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết; cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính có lúc, có nơi còn chậm, chưa kịp thời, quyết liệt…
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang khẳng định, thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nỗ lực hơn nữa trong triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn.