您现在的位置是:La liga >>正文

【kết quả trận youngboy】Mở rộng vùng xanh, doanh nghiệp phục hồi nhanh

La liga24992人已围观

简介Công ty CP Thực phẩm Sao Ta đã phục hồi lao động gần 100%.Phục hồi nhanhTừ ngày 21/9/2021 là mốc Côn ...

Hoạt động sản xuất tôm xuất khẩu tại Công ty Sao Ta
Công ty CP Thực phẩm Sao Ta đã phục hồi lao động gần 100%.

Phục hồi nhanh

Từ ngày 21/9/2021 là mốc Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng) phục hồi hoàn toàn công lực và trở lại sản xuất bình thường, tăng tốc cho đích hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm 2021.

Theo ông Nguyễn Văn Cư, Trợ lý Tổng giám đốc Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, từ đầu tháng 9/2021 đến nay, tốc độ phục hồi lao động tại công ty khá tốt, nhất là từ 16/9 tỉnh Sóc Trăng công bố có 103 trên 109 xã, phường, thị trấn của tỉnh đã trở lại vùng xanh.

Nhờ có nhiều vùng xanh giúp lực lượng lao động của Công ty CP Thực phẩm Sao Ta phục hồi nhanh chóng.

Từ giữa tháng 8/2021, sau gần 1 tháng tổ chức sản xuất “3 tại chỗ”, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được đưa đón lao động từ các vùng xanh, nên số lao động đi làm tăng dần theo tình hình phòng chống dịch của tỉnh ngày càng có kết quả khả quan hơn.

Đến giữa tháng 9/2021, tỉnh Sóc Trăng công bố trở lại bình thường. Thời điểm này, công ty đã tăng lượng lao động lên 80% so trước khi có dịch và đến nay đã phục hồi hoàn toàn.

"Sao Ta sẽ trở lại bình thường mới, tăng tốc chế biến bù vào khoản thiếu hụt sản lượng thời gian qua do phải sản xuất 3 tại chỗ, chỉ có 40% lao động tham gia"- Trợ lý Nguyễn Văn Cư khẳng định.

Đáng chú ý là với giá mua tốt, hiện nay Công ty CP Thực phẩm Sao Ta có đủ nguyên liệu chế biến cho lực lượng lao động đông đảo của doanh nghiệp

Không chỉ trường hợp của Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, kể từ đầu tháng 9/2021 và đặc biệt là sau ngày 15/9 đến nay, tình hình sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp cũng như sức tiêu thụ nhiều mặt hàng nông, thủy sản chủ lực của Sóc Trăng và ĐBSCL đã được cải thiện và phục hồi đáng kể. Đây được cho là bước nỗ lực, phục hồi khá nhanh của doanh nghiệp.

Tín hiệu tốt cho doanh nghiệp

Theo thông tin từ một số tỉnh ĐBSCL, sau một thời gian giảm sâu, từ đầu tuần thứ 2 của tháng 9, giá tôm bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc trở lại và gần như mỗi ngày đều thiết lập một mặt bằng giá mới cao hơn mức giá của ngày trước từ 2.000 – 5.000 đồng/kg tùy theo cỡ tôm. Đây là tín hiệu tốt để chuỗi sản xuất kinh doanh thủy sản được phục hồi nhanh hơn.

Đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản sử dụng nhiều lao động, nỗi lo thiếu hụt lao động cũng vơi dần vì các tỉnh đã nới lỏng giãn cách trong phòng chống dịch Covid-19, mở rộng của vùng xanh, nên công tác đảm bảo y tế cũng được thiết lập chặt chẽ hơn khi số lao động trở lại làm việc ngày một đông hơn.

Theo các doanh nghiệp, hiện số lao động trở lại làm việc đã cơ bản đáp đáp ứng yêu cầu sản xuất nên công suất cũng tăng lên đáng kể, góp phần rất lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Theo Công ty Cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam, sau khi việc đi lại, vận chuyển được tháo gỡ, công ty bắt đầu mở rộng thu mua tôm sang một số địa phương trong khu vực để đảm bảo đủ nguyên liệu chế biến hiện nay.

Để thực hiện song song mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế, ngày 23/9, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa ký quyết định thành lập Ban Hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp.

Đồng Tháp xác định từng bước thích nghi và sống chung với dịch. Trong điều kiện tình hình dịch vẫn chưa kiểm soát được tại một số khu vực, sẽ tập trung vào tạo điều kiện kết nối tiêu thụ, thu hoạch nông, thủy sản cho người dân. Đặc biệt, giải quyết lượng thủy sản còn tồn (khoảng 26 nghìn tấn) của các doanh nghiệp chế biến cá tra. Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp lĩnh vực này hoạt động trở lại.

Đối với 150 doanh nghiệp đang thực hiện “4 tại chỗ” đang hoạt động khoảng 50% công suất sẽ được hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp tăng công suất hoạt động; đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp đã ngưng trệ trong 3 tháng qua dần khôi phục lại. Đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi để 14 dự án mới đưa vào hoạt động nhanh chóng ổn định sản xuất, gia tăng công suất, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.

Sự chủ động của các doanh nghiệp cùng với sự mở cửa dần nền kinh tế của các tỉnh ĐBSCL sẽ giúp các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, thực hiện các đơn hàng xuất khẩu.

Tags:

相关文章