【kq vo dich tho nhi ky】Ngân hàng "đau đầu" trong việc quản lý tình trạng “bán bia kèm lạc”

作者:Cúp C2 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 16:20:01 评论数:

Tăng cường kiểm soát

Vừa qua,ânhàngđauđầutrongviệcquảnlýtìnhtrạngbánbiakèmlạkq vo dich tho nhi ky Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật và chỉ đạo của NHNN về hoạt động kinh doanh, đại lý bảo hiểm; rà soát, nghiêm túc chấn chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ liên quan đến bảo hiểm trên toàn hệ thống, không để xảy ra trường hợp cán bộ/đơn vị kinh doanh ép khách hàng mua bảo hiểm dưới mọi hình thức. NHNN cho biết sẽ có biện pháp xử lý nghiêm trong trường hợp phát hiện nhân viên/đơn vị kinh doanh ép khách hàng mua bảo hiểm và TCTD chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật đối với hành vi này.

Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn cho biết, những năm gần đây, phân phối bảo hiểm qua ngân hàng đã trở thành xu hướng nhờ tính thuận tiện, hiệu quả và lợi ích mang lại cho tất cả các bên tham gia. Việc triển khai thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm không chỉ mang lại những lợi ích về mặt kinh tế cho ngân hàng mà còn giúp đa dạng hóa, đáp ứng nhu cầu, nâng cao trải nghiệm sử dụng các dịch vụ/sản phẩm tài chính của khách hàng, hỗ trợ xây dựng nền tảng khách hàng trung thành…

Việc khách hàng khi vay tiền được nhân viên ngân hàng tư vấn mua bảo hiểm đang gây bức xúc dư luận.
Việc khách hàng khi vay tiền được nhân viên ngân hàng tư vấn mua bảo hiểm đang gây bức xúc dư luận.

Hiện nay, các quy định pháp luật nhằm chặn các hành vi bị cấm trong hoạt động cho vay và trong hoạt động bán bảo hiểm cũng đều đã có trong Luật các TCTD, Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hưởng dẫn. Ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết, thực chất quy định của luật đều đã có khá đầy đủ. Vấn đề là việc thực thi các quy định cần phải tuân thủ nghiêm. Đồng thời, các ngân hàng khi phân phối bảo hiểm cũng phải giải thích được với người mua về giá trị ý nghĩa của bảo hiểm để họ tự nguyện tham gia nếu có nhu cầu.

Trong giải pháp trước mắt, NHNN cho biết cũng đã thiết lập đường dây nóng để nắm bắt và kịp thời xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm của TCTD. Ông Sơn cũng cho biết, các TCTD cần nghiêm túc chấp hành các quy định tại Luật các TCTD, Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác về hoạt động đại lý bảo hiểm.

Thách thức vẫn còn ở phía trước

Thực chất câu chuyện về việc nhân viên ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm không phải là câu chuyện mới mà đôi lúc đã từng được nhắc đến trong thời gian trước đây.

Chẳng hạn trong một cuộc họp hồi giữa năm 2022, từng có ý kiến phản ánh với lãnh đạo NHNN về tình trạng nhân viên ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm. Khi đó, theo ông Trần Đăng Phi - Phó Chánh thanh tra NHNN, pháp luật đã có các quy định xử lý rất cụ thể, trong đó, có các điều khoản yêu cầu các ngân hàng trong nghiệp vụ tuyệt đối không để tình trạng để nhân viên ép khách hàng và các điều khoản xử phạt cụ thể. Theo đó, ông Phi cho biết: “Đâu đó có thể có chỗ nào đó xảy ra trạng ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm. Nhưng đó không phải là hiện tượng phổ biến và NHNN sẽ xử lý nghiêm nhân viên ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm”.

Sẽ tiếp tục rà soát để hoàn thiện các quy định pháp luật

Ngân hàng Nhà nước cho biết, các ngân hàng phải tiếp tục rà soát, cập nhật các văn bản quy định nội bộ về hoạt động đại lý bảo hiểm, đảm bảo tuân thủ pháp luật, trong đó quy định chế tài xử lý đối với những trường hợp vi phạm quy định nội bộ, quy định pháp luật liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng tiếp tục rà soát, nghiên cứu xây dựng, cập nhật các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc để không gây áp lực đối với nhân viên/đơn vị kinh doanh, không để xảy ra trường hợp nhân viên/đơn vị kinh doanh “ép” khách hàng mua bảo hiểm.

Mặc dù vậy sau thời điểm đó, câu chuyện về tình trạng nhân viên ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm lại càng trở thành tâm điểm được dư luận chú ý nhiều và trở thành “điểm nóng” trong giai đoạn gần đây. Trước bối cảnh này, NHNN đã phải ban hành một văn bản chỉ đạo và tổ chức một cuộc họp trực tuyến trên cả 63 tỉnh, thành để chấn chỉnh tình trạng trên.

Động thái quyết liệt trên của NHNN đã tạo ra được hiệu ứng đến các ngân hàng và trên cơ sở lý thuyết, việc ép sẽ bị giám sát chặt chẽ hơn và xử lý nghiêm, nhất là khi NHNN đã thiết lập đường dây nóng để khách hàng có thể “tố” các trường hợp bị ép mua bảo hiểm.

Việc quán triệt trên lý thuyết theo đó được kỳ vọng sẽ có những kết quả nhất định, nhưng trên thực tế thách thức trong quản lý giám sát vẫn còn không ít. Đặc biệt bối cảnh thị trường tiền tệ thời gian gần đây vẫn trong trạng thái “tiền mặt là vua”, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp để đáp ứng các hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn thanh khoản cho thị trường bất động sản là rất lớn.

Hiện tại, đường dây nóng để khách hàng phản ánh khi bị ép có thể coi là một kênh kiên lạc khá quan trọng trong việc kiểm soát. Tuy nhiên, việc kiểm soát cũng chỉ hiệu quả trong trường hợp phía khách hàng không đồng thuận việc bị “ép”, nhưng với trường hợp khách tự nguyện mua bảo hiểm (nhưng không phải vì nhu cầu với sản phẩm, mà chỉ là để thuận lợi trong thủ tục vay) thì việc kiểm soát tình trạng “bán bia kèm lạc” trong cấp tín dụng sẽ vẫn là một thách thức không nhỏ với các nhà quản lý./.

最近更新