发布时间:2025-01-27 08:49:14 来源:88Point 作者:Thể thao
BP - Khắp nơi trên đất nước ta đang bước vào mùa lễ hội với không khí vui tươi,ễhộiCầungưcủacưdacircnmiềnbiểtop ghi bàn bóng đá ngoại hạng anh rộn ràng. Đối với cư dân các vùng ven biển, lễ hội Cầu ngư luôn mang một sắc thái mới, sôi động, tưng bừng, náo nhiệt và không có những hình ảnh “xấu xí” như một số lễ hội khác mà báo chí đã phản ánh. Mang nét văn hóa đặc trưng của người dân ven biển, lễ hội Cầu ngư được coi là tín ngưỡng văn hóa chuyển tải khát vọng bình yên cuộc sống của ngư dân, những người luôn phải đối mặt với bất trắc trong những tháng ngày lênh đênh giữa biển khơi.
VÀI NÉT VỀ LỄ HỘI CẦU NGƯ
Cầu ngư là một trong những lễ hội nước lớn nhất của ngư dân Việt Nam. Lễ hội có nhiều tên gọi như: Lễ rước cốt ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá ông, lễ cúng ông, lễ nghinh ông, lễ nghinh ông Thủy tướng... Tên gọi tuy khác nhau nhưng tất cả đều có chung một quan niệm: Cá ông là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển. Ở mỗi địa phương, lễ hội Cầu ngư diễn ra vào một thời điểm khác nhau nhưng đều có hai phần chính, phần lễ và phần hội.
Trước hết là lễ rước kiệu của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Dọc theo đường rước, bà con bày lễ vật nghênh đón. Cùng với thuyền rồng còn có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng. Trên các ghe chở hàng ngàn quan khách và bà con ngư dân tham dự đoàn rước. Trước mũi ghe là hương án và mâm lễ vật. Tại bến, một đoàn múa lân - sư - rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Lễ tế diễn ra trang trọng sau lễ rước với nghi thức cổ truyền của từng địa phương. Suốt các ngày lễ hội, ngư dân mời nhau, kể cả khách từ nơi xa đến cùng ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình, chuẩn bị cho một mùa ra khơi bám biển.
Đoàn thuyền của các vạn chài làm lễ Cầu Ngư ở Bình Thuận - Ảnh: Internet
相关文章
随便看看