【đội hình chaves gặp sporting】Gỡ khó để quản lý rừng bền vững

时间:2025-01-24 22:31:33 来源:88Point

Báo Cà Mau(CMO) Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Cà Mau hiện có 143.613 ha. Những năm gần đây, thực trạng mất rừng do tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, cùng với tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng còn diễn ra đã làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng. Từ thực tế này, việc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững là nhiệm vụ trọng tâm và mang tính cấp thiết nhằm chủ động xây dựng chiến lược, hướng mục tiêu khôi phục lại hiện trạng đai rừng phòng hộ, cũng như đảm bảo hài hoà giữa khai thác và trồng mới…

Trong 20 tổ chức Nhà nước, quản lý diện tích 137.438,84 ha rừng, đến nay hầu hết đã được phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững. Nhiều kế hoạch, chương trình hành động cụ thể với quyết tâm bảo vệ, khôi phục và phát triển hệ sinh thái rừng, nhất là đối với rừng phòng hộ, rừng kinh tế đã và đang được triển khai thực hiện có hiệu quả. Ðối với các tổ chức là doanh nghiệp ngoài Nhà nước, có 8 doanh nghiệp quản lý diện tích 3.296,37 ha; đến nay có 6 tổ chức đã phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững với diện tích quản lý là 2.887,07 ha, chủ yếu ở khu vực rừng kinh tế U Minh Hạ.

Nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý và phát huy hiệu quả năng lực bảo vệ rừng, tỉnh cũng đã tiến hành hợp nhất 4 Ban Quản lý rừng phòng hộ: Ðất Mũi, Nhưng Miên, Sào Lưới, Năm Căn thành 2 Ban Quản lý rừng phòng hộ: Ðất Mũi và Biển Tây.

Thời gian qua, tỉnh triển khai nhiều chương trình, dự án và các lực lượng cùng nỗ lực khôi phục đai rừng phòng hộ, ứng phó tác động biến đổi khí hậu. (Trong ảnh: Lực lượng kiểm lâm thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ biển Tây thu lượm trái đước, trồng tại những vị trí có khoảng trống ven đê).

Từ việc làm tốt công tác tổ chức đã phát huy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ khi năm 2022, diện tích trồng rừng mới tại các chủ rừng là tổ chức có phương án quản lý rừng bền vững được 303 ha, đạt 100% so với chỉ tiêu kế hoạch giao. Cùng với đó, việc trồng rừng sau khai thác được 3.693 ha, đạt 100% kế hoạch. Ðiểm đáng chú ý là đến nay diện tích rừng đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trên địa bàn tỉnh là 1.047 ha thuộc diện tích theo hình thức thuê đất trồng rừng của Công ty Cổ phần Ðầu tư Thuý Sơn ở vùng U Minh Hạ.

Sau thời gian giữ ổn định tuyến bờ, tạo bãi bên trong hệ thống kè, việc trồng rừng nhằm khôi phục đai rừng, bảo vệ tuyến đê biển Tây đang được tỉnh tập trung thực hiện. (Ảnh chụp ven tuyến đê biển Tây, đoạn Hương Mai - Tiểu Dừa, xã Khánh Tiến, huyện U Minh).

Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2022, diện tích rừng trên địa bàn được khai thác chỉ đạt 4.446/6.653 ha, đạt 66,8% so với kế hoạch; sản lượng lâm sản lấy ra 422.396 m3. Tại khu vực của các tổ chức có phương án quản lý rừng bền vững thì đạt thấp hơn, chỉ ở mức 60% so với quyết định phê duyệt sản lượng lâm sản lấy ra. Khó khăn này được ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cho biết là theo quy định tại khoản 1, Ðiều 59, Luật Lâm nghiệp thì “Chủ rừng quyết định khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của mình", tuy nhiên, khi thực hiện phương án quản lý rừng bền vững thì phải thực hiện kế hoạch khai thác rừng theo phương án được phê duyệt. Nhưng trong thực tế, việc tiêu thụ lâm sản phụ thuộc rất nhiều vào thị trường (khi giá thị trường tiêu thụ giảm, người dân không đồng tình khai thác; khi giá thị trường tăng cao thì không có kế hoạch khai thác rừng). Vì vậy, việc khai thác rừng của các chủ rừng theo kế hoạch phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt hầu như bị phá vỡ và thực hiện không đúng kế hoạch được duyệt.

Về thực hiện kế hoạch phát triển rừng, mặt bằng hiện tại manh mún, phân tán nhỏ lẻ, chủ yếu nằm trên diện tích khoán cho các hộ gia đình, cá nhân quản lý, bảo vệ. Ðồng thời, việc xây dựng thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình lâm sinh gặp nhiều khó khăn, kinh phí đầu tư trồng rừng và công lao động lớn. Các hoạt động san lấp tạo mặt bằng trồng rừng (san bờ, lên liếp) phải có sự đồng thuận của các hộ dân và phải phù hợp với mùa vụ cải tạo ao đầm để tránh ảnh hưởng đến việc sản xuất nuôi trồng thuỷ sản. Ðơn giá hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động phát triển rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và các định mức kinh tế kỹ thuật cho trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng... được các chủ rừng đánh giá là quá thấp so với đơn giá thực tế hiện nay tại địa phương, gây khó khăn cho công tác phát triển rừng trong thời gian qua. Công trình lâm sinh (chủ yếu là trồng rừng) phải thực hiện theo quy trình 1 năm đầu tư trồng rừng và chăm sóc 4 năm để rừng trồng thành rừng mới hoàn thành dự án, các chủ rừng cho rằng việc đầu tư công trình lâm sinh áp dụng theo đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay là chưa phù hợp.

Mặt bằng trồng rừng hiện tại manh mún, phân tán nhỏ lẻ, chủ yếu nằm trên diện tích khoán cho các hộ gia đình, cá nhân quản lý, bảo vệ. (Ảnh chụp tại khu rừng đước trên địa bàn xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển).

Việc xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại các khu vực vùng rừng hiện nay cũng đang gặp khó. Cụ thể, tại điểm c, khoản 4, Ðiều 15 và điểm c, khoản 2, Ðiều 24, Nghị định 156/2018/NÐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, nêu rõ: “Chỉ được xây dựng các công trình ở những nơi đất trống, trảng cỏ, đất có cây bụi không có khả năng tự phục hồi”. Trên thực tế, tại các vườn quốc gia hiện rất ít có những khu như quy định nêu trên để xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Ðồng thời, không quy định cụ thể về tỷ lệ phần trăm được sử dụng để xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong Phân khu dịch vụ hành chính.


 Với mục tiêu thực hiện Chương trình quản lý, bảo vệ, khôi phục và phát triển, sử dụng bền vững diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất hiện có và diện tích rừng được tạo mới, UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh với tổng mức vốn đầu tư 2.014 tỷ đồng, được huy động từ nhiều nguồn vốn hợp pháp khác nhau.


 

Trần Nguyên

 

相关内容
推荐内容