Cúp C2

【brugge vs】Đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung ứng phó với lũ

字号+ 作者:88Point 来源:Cúp C1 2025-01-27 07:35:45 我要评论(0)

Tại các tỉnh ĐBSCL, những ngày này mực nước lũ liên tục lên nhanh; brugge vs

Tại các tỉnh ĐBSCL,ĐồngbằngsngCửuLongTậptrungứngphvớilũbrugge vs những ngày này mực nước lũ liên tục lên nhanh; trong đó nhiều diện tích lúa, hoa màu... nằm ngoài đê bao bị ngập lũ, gây thiệt hại cho người dân.

Sạt lở mùa lũ đang là nỗi lo của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: H.TÂN

Lũ về sớm, nhiều nỗi lo

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia lưu ý, mực nước lũ đang lên sẽ có nguy cơ xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông, vùng ngoài đê bao ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An… Vì vậy, các địa phương cần chủ động ứng phó.

Ông Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Chợ Lách (Bến Tre), cho biết: “Nhằm ứng phó với những diễn biến bất thường trong mùa mưa lũ, ngành nông nghiệp đang tích cực phối hợp cùng chính quyền địa phương khẩn trương gia cố đê bao nhằm bảo vệ an toàn cho các vườn cây ăn trái, nhất là ở những khu vực cồn có nguy cơ vỡ đê thì cần được kiểm tra thường xuyên”. Theo Phòng NN&PTNT huyện Chợ Mới (An Giang), do ảnh hưởng giông lốc, mưa liên tục những ngày qua và lũ lên nhanh cùng triều cường đã làm ngập khoảng 1.000ha lúa và hoa màu của người dân các xã An Thạnh Trung, Hòa Bình, Hội An…, trong đó thiệt hại hơn 75ha lúa và hoa màu từ 40-60%. Trước tình hình trên, ngành chức năng cùng các HTX nông nghiệp, nông dân… tổ chức máy bơm liên tục để rút nước ra ngoài nhằm giảm thiểu thiệt hại. Bên cạnh đó, kiểm tra hệ thống đê bao, cống đập… để gia cố ngay những nơi có nguy cơ vỡ đê, bị nước lũ đe dọa. Một trong những vấn đề lo ngại nhất của huyện Chợ Mới trong mùa lũ năm nay là tình hình sạt lở hết sức phức tạp làm ảnh hưởng đời sống của hàng ngàn hộ dân. Thống kê mới đây cho thấy, toàn huyện Chợ Mới có tới 16 điểm sạt lở, với chiều dài khoảng 42,5km, làm ảnh hưởng đời sống của khoảng 1.000 hộ dân (thuộc dạng nhiều nhất ở An Giang và ĐBSCL). UBND huyện Chợ Mới phối hợp các ngành liên quan tiến hành quan trắc khu vực sạt lở, cảnh báo nguy cơ sạt lở để người dân ý thức về sạt lở nguy hiểm, đề phòng những trường hợp bất trắc xảy ra.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết nước lũ đang lên nhanh ở đầu nguồn, do đó nhiệm vụ phòng, chống lũ đang được triển khai quyết liệt. Ở các huyện như Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành, Cao Lãnh… cần kiểm tra và gia cố các tuyến đê bao vững chắc nhằm không để vườn cây ăn trái bị ngập lũ gây thiệt hại. Đối với tình trạng sạt lở cũng rất đáng lo. Hiện toàn tỉnh Đồng Tháp có gần 6.000 hộ dân sống trong vành đai có nguy cơ sạt lở; trong đó có 900 hộ ở khu vực sạt lở khẩn cấp cần phải di dời gấp, nhưng chưa có chỗ ở mới. Để giải quyết vấn đề bức bách trên, UBND tỉnh Đồng Tháp kiến nghị Trung ương hỗ trợ di dời dân cư khẩn cấp. Cụ thể, hỗ trợ đầu tư xây dựng 12 cụm, tuyến dân cư để bố trí chỗ ở ổn định cho 2.440 hộ dân; trong đó có 900 hộ dân cần di dời khẩn cấp, 1.540 hộ nằm trong khu vực sạt lở nguy hiểm; tổng kinh phí thực hiện khoảng 657 tỉ đồng… Ông Võ Kim Thuần, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Long An, cho biết: “Thời gian qua, có khoảng 480ha lúa Hè thu ở huyện đầu nguồn Tân Hưng bị ngập. Các ngành chức năng hỗ trợ người dân gia cố đê bao bảo vệ và thu hoạch nhanh những diện tích lúa đã chín nhằm giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất”.

Tại Hậu Giang, do tình hình mưa, mực nước sông lên nhanh, nhất là kết hợp nước thượng nguồn đổ về nên từ đầu năm đến nay đã xảy ra 20 điểm sạt lở trên địa bàn, làm mất đất bờ sông 2.253m2, thiệt hại hơn 1,57 tỉ đồng và hiện có một điểm rạn nứt có nguy cơ sạt lở rất cao. Ông Trần Thanh Toàn, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, cho biết: Vụ lúa Hè thu có 838ha bị giảm năng suất từ 3-20%; vụ Thu đông có 713ha bị ảnh hưởng, làm thiệt hại 1,64 tỉ đồng. Hiện nay, lũ thượng nguồn đang đổ về hạ nguồn kết hợp với triều cường Biển Đông gây ngập, tràn qua đê cục bộ một số địa phương trong tỉnh. Chính vì vậy, các địa phương đang chỉ đạo bộ phận chuyên môn theo dõi, kiểm tra các tuyến đê bao, bờ bao, cống bọng để tiến hành gia cố nhằm bảo vệ các vùng sản xuất được an toàn. Đồng thời, khuyến cáo người dân thu hoạch lúa Hè thu khi đã chín và xuống giống lúa Thu đông ở những nơi có đê bao khép kín để đảm bảo an toàn.

Dồn sức phòng, chống lũ

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, mùa lũ 2018 ở vùng ĐBSCL đến sớm hơn so với trung bình nhiều năm. Nước lũ ở đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu và khu vực nội đồng dự báo cao hơn năm 2017 và xấp xỉ trung bình nhiều năm. Đỉnh lũ cao nhất năm 2018 tại khu vực đầu nguồn xuất hiện vào nửa đầu tháng 10, dao động ở mức báo động cấp II và trên cấp II; còn đỉnh lũ cao nhất năm tại khu vực Đồng Tháp Mười xuất hiện vào giữa tháng 10, ở mức báo động cấp II… Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp và ngày càng khó lường, do đó ngành chức năng các tỉnh ĐBSCL triển khai nhiều giải pháp phòng, chống nhằm đảm bảo sản xuất, đời sống và an toàn tính mạng người dân.

Các địa phương ở ĐBSCL đang tiến hành gia cố đê bao phòng, chống lũ. Ảnh: H.TÂN

Ông Nguyễn Thiện Pháp, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy  PCTT-TKCN tỉnh Tiền Giang, cho biết: “Công tác phòng, chống mưa, bão, lũ… đã và đang triển khai khẩn trương. Theo đó, khoảng 42.000ha lúa ở các huyện Tân Phước, Cái Bè, Cai Lậy… cần phải thu hoạch xong vào giữa tháng 9 nhằm tránh bị lũ uy hiếp. Ngành chức năng cũng đang triển khai gia cố đê bao, cống đập, những khu vực bị sạt lở… để bảo vệ khoảng 75.000ha vườn cây ăn trái, không cho ngập lũ. Hơn 16.000ha khóm ở huyện Tân Phước cũng được chuẩn bị các trạm bơm điện nhằm rút nước kịp thời khi gặp mưa bão liên tục hoặc lũ dâng cao. Ở các vùng ven biển, đã có phương án di dời, sơ tán khoảng 37.000 nhân khẩu đến nơi an toàn, nếu trường hợp có siêu bão xảy ra…”.

Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Long An lo lắng, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra các loại hình thiên tai như mưa lớn trái mùa, mưa đá, giông lốc, lốc xoáy… làm hàng trăm căn nhà bị sập và tốc mái, nhiều diện tích rau màu bị ảnh hưởng, 2 người dân bị thương… ước thiệt hại khoảng 22,8 tỉ đồng. Theo Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, lũ về sớm, mưa nhiều, cộng với sạt lở liên tục xảy ra, do đó nhiệm vụ phòng, chống đang rất cấp thiết. Các ngành chức năng của tỉnh, các huyện, thị xã đã chuẩn bị nhiều phương án ứng phó, đồng thời tăng cường tuyên truyền để người dân biết, phòng tránh, không chủ quan. Dự báo lũ năm nay có thể cao nên nhiều điểm cứu hộ, cứu nạn sẽ được xem xét duy trì ở những khu vực ngã ba, ngã tư sông, nơi dòng nước chảy xiết, khu vực sạt lở nguy hiểm… nhằm ứng cứu kịp thời nếu có tình huống xảy ra. Đối với sản xuất lúa Thu đông năm 2018, kế hoạch khoảng 130.000ha. Song, cần thấy rằng lúa Thu đông sản xuất ngay thời điểm mùa lũ, do đó ngành nông nghiệp chỉ khuyến cáo nông dân gieo sạ ở những nơi có đê bao chống lũ triệt để, tuyệt đối không sản xuất lúa tràn lan ngoài quy hoạch, không có đê bao… nhằm tránh bị thiệt hại do ngập lũ.

H.TÂN - H.THU

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người

    Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người

    2025-01-27 06:31

  • Ngành giáo dục ủng hộ hơn 3,1 tỷ đồng cho đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai

    Ngành giáo dục ủng hộ hơn 3,1 tỷ đồng cho đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai

    2025-01-27 05:54

  • Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2012 tăng 5% so với cùng kỳ năm 2011

    Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2012 tăng 5% so với cùng kỳ năm 2011

    2025-01-27 05:35

  • "Nếu không thay đổi, chăn nuôi sẽ khó cạnh tranh khi gia nhập TPP"

    "Nếu không thay đổi, chăn nuôi sẽ khó cạnh tranh khi gia nhập TPP"

    2025-01-27 05:17

网友点评