【ti le keo bong da tv】Chính phủ đã "kề vai sát cánh" cùng doanh nghiệp phục hồi sản xuất
Hải quan Vinh (Nghệ An): Nắm bắt tâm tư,ínhphủđãquotkềvaisátcánhquotcùngdoanhnghiệpphụchồisảnxuấti le keo bong da tv nguyện vọng của doanh nghiệp để hỗ trợ hiệu quả | |
Văn hóa doanh nhân tạo nền tảng tăng sức cạnh tranh, thúc đẩy hội nhập | |
Doanh nghiệp Việt “ngược dòng” đầu tư ra nước ngoài |
Tọa đàm: "Chính phủ và doanh nghiệp: Đồng hành vượt khó". |
Chớp cơ hội gia nhập chuỗi sản xuất toàn cầu
Phát biểu tại Tọa đàm: "Chính phủ và doanh nghiệp: Đồng hành vượt khó" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức vào ngày 8/10, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công đã khẳng định sự đồng hành khăng khít, kề vai sát cánh của Chính phủ cùng cộng đồng doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp, doanh nhân cũng đã sáng tạo, năng động, đã đồng hành với Chính phủ, chia sẻ những khó khăn, duy trì sản xuất, kinh doanh, việc làm cho người lao động, ổn định xã hội.
Đặc biệt, các doanh nghiệp đánh giá cao những thành công sau 1 năm kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128-NQ/CP ngày 11/10/2021 quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.
Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, ông Phạm Tấn Công nêu rõ, các quyết sách tại Nghị quyết 128 đã giúp bảo toàn năng lực cho doanh nghiệp hiện nay không đổ vỡ quá nhiều trong đại dịch. Các quyết sách này đã hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, hỗ trợ người lao động, hỗ trợ đào tạo lại cho lao động trong doanh nghiệp, bao gồm cả chính sách hỗ trợ về thuế, giảm thuế.
“Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, chớp lấy cơ hội khi chuỗi sản xuất toàn cầu bị đứt gẫy, có khoảng trống thì doanh nghiệp Việt Nam kịp thời điền vào chỗ trống, giành được vị trí, từ đó sản xuất, xuất khẩu tăng trưởng nhanh. Minh chứng là kết quả là quý 3/2022 tăng trưởng lớn”, ông Phạm Tấn Công nêu rõ.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế PGS.TS. Trần Đình Thiên nhận xét, nguy hiểm nhất của nền kinh tế là đứt gãy chuỗi cung ứng - sản xuất. Do đó, cả Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo bộ ngành đều vào những trung tâm dịch lớn nhất và cũng là trung tâm công nghiệp lớn nhất để giữ được nền sản xuất.
Phải tháo gỡ những điểm nghẽn
Tuy nhiên, trong thời gian tới, thách thức của các doanh nghiệp còn rất lớn, chẳng hạn như phải có đủ nhân lực để đáp ứng các đơn hàng, nắm bắt được các cơ hội đã mở ra từ thị trường toàn cầu, nhưng điểm nghẽn trong hoạt động của doanh nghiệp vẫn còn đó.
Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, đơn hàng hiện nay có nguy cơ giảm trong khi đơn hàng là điểm sống còn đầu tiên của doanh nghiệp nên cần hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều về vấn đề này. Hơn nữa, các doanh nghiệp hiện nay rất khát vốn, nhưng bài toàn đặt ra là có nên tiếp tục bơm vốn không trong khi lạm phát cũng là nguy cơ thường trực, lãi suất thế giới cao ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái từ đó tác tác động đến xuất nhập khẩu.
Cũng về vấn đề này, theo ông Hồ Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn CMC, nhu cầu vốn của đại bộ phận doanh nghiệp đang rất thiếu nên cần khuôn khổ pháp lý hỗ trợ để khai thông dòng tiền. Ông Tùng cho biết, với nhiều doanh nghiệp khác, năng lực về quản trị, năng lực về chuyển đổi số, năng lực về thông tin và trình bày kế hoạch kém hơn rất nhiều nên họ rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Vì thế, theo các chuyên gia, để giúp doanh nghiệp phục hồi, ngân hàng với các doanh nghiệp phải "thông mạch" với nhau. Các cơ quan quản lý cũng phải “thông mạch” với các doanh nghiệp để tháo gỡ những điểm nghẽn của thị trường vốn. Nghị định số 65/2022/NĐ-CP về trái phiếu doanh nghiệp vừa được ban hành là một nỗ lực theo tinh thần khai thông thị trường vốn, nhưng cần thực hiện hiệu quả để vừa an toàn, vừa thỏa mãn “cơn khát” vốn.
Hơn nữa, các doanh nghiệp còn được khuyến nghị là cần coi đại dịch vừa qua và giai đoạn phục hồi này là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp bật lên thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ hơn. Cùng với đó, các doanh nghiệp cần coi trọng, quan tâm đến vấn đề đạo đức doanh nhân và văn hoá kinh doanh; bởi nguồn lực to lớn và uy tín sẽ tạo ra sức hấp dẫn của sản phẩm.
“Trong điều hành kinh tế, cũng như đối với doanh nghiệp, điều sợ nhất là những "cú phanh gấp", tức là những chính sách không lường trước được. Chúng ta phải rất khéo léo, rất thông minh để giải bài toán này. Giai đoạn Covid-19, chúng ta đã giải tốt bài toán khó, nhưng tôi cho rằng sắp tới đây, việc giải bài toán này không hề đơn giản. Tôi kỳ vọng Chính phủ sẽ có quyết sách đặc biệt hơn”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nhận định, soi kèo Pharco vs El Tersana, 19h30 ngày 3/1: Khó cho cửa trên
- ·3 truyện ngắn về thầy cô hay và ý nghĩa nhất cho báo tường ngày 20/11
- ·Chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
- ·Mua thịt gà, phủ tạng không rõ nguồn gốc về sơ chế đóng gói bán kiếm lời
- ·200 phần quà tết tặng người dân xã Đồng Nai
- ·Chuyện chưa biết về những 10X giành học bổng ‘khủng’ của Viện Kỹ thuật và Khoa học máy tính VinUni
- ·Khoa học Công nghệ, đổi mới sáng tạo
- ·Bão số 9 cường độ rất mạnh, Thủ tướng chỉ đạo: Triển khai ứng phó khẩn cấp với tinh thần cao nhất
- ·Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- ·Thêm 6 ca nhiễm Covid
- ·Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- ·Hà Nội: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, chuẩn bị tiềm năng để phục hồi kinh tế
- ·Xuất nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới đang được cải thiện
- ·Xuất khẩu gạo vào EU tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ EVFTA
- ·Apple loại bỏ một biểu tượng gắn với Steve Jobs trên MacBook mới
- ·Khẩn trương ứng phó với bão số 6 gây lũ chồng lũ tại miền Trung
- ·Thủ tướng gửi thư chúc mừng nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
- ·3 truyện ngắn về thầy cô hay và ý nghĩa nhất cho báo tường ngày 20/11
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- ·Hà Nội phát triển kinh tế tuần hoàn, thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững