您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【91.link bong da】“Ăn theo” mùa nước nổi 正文
时间:2025-01-24 23:30:48 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín
Nếu như những năm trước, phần đông hộ dân nghèo ở huyện Phụng Hiệp dựa vào 91.link bong da
Nếu như những năm trước,Ăntheomanướcnổ91.link bong da phần đông hộ dân nghèo ở huyện Phụng Hiệp dựa vào mùa nước nổi để mưu sinh nghề bắt ốc, hái rau hay giăng câu, lưới đều buồn vì lũ muộn thì năm nay, bà con thấy vui và dự đoán nước lũ sẽ về sớm nên mọi thứ đã sẵn sàng.
Anh Giang cùng vợ ra đồng làm nghề câu, lưới mùa nước nổi.
Gần cả đời người gắn bó với nghề câu, lưới, ông Nguyễn Văn Gạt, ở xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, mấy ngày qua luôn bận rộn sửa lại chiếc xuồng câu, khâu vá mớ lưới và nhiều dụng cụ đánh bắt cá của mình. Đan xong mặt lưới cuối cùng, ông tâm sự: “Với tôi, mùa lũ luôn là những kỷ niệm đẹp, bởi vất vả nhưng vui vì có công việc để làm và có thêm nguồn thu nhập”. Nhớ những năm có lũ lớn, phần đông bà con nghèo ở đây được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều sản vật cá, tôm, bông súng, bông điên điển, hẹ nước... Do vậy, mùa lũ còn là mùa “hái” ra tiền của nhiều người. Thế nhưng, những năm gần đây, lũ không lớn và nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt nên nhiều người mưu sinh theo con nước đành phải bỏ nghề tìm việc khác để làm.
Anh Giang, người hàng xóm với ông Gạt, chuyên mưu sinh mùa lũ bằng nghề bẫy chuột và đánh bắt thủy sản cũng góp thêm phần câu chuyện, anh cho rằng những năm lũ nhỏ, nhiều người làm nghề bẫy chuột như anh phải chạy đồng như người “chạy vịt” để hành nghề. Vất vả là vậy, nhưng thu nhập không mấy là bao, có không ít người bỏ nghề lên thành phố tìm việc làm thuê kiếm sống. Những người chưa đi nên chuyển sang nghề đặt trúm, đặt lọp cua hay dớn, lưới bắt cá, lươn để có nguồn thu vào mùa nước nổi. Xem ra thời tiết năm nay mưa nhiều hơn nắng, nước trên đồng cũng dâng cao, cá cua đang sinh sôi nảy nở. Với hơn trăm cái lọp, mỗi ngày anh Giang cũng bắt được khoảng 5kg cua đồng, vài ký cá rô, cá sặc, trừ đi chi phí cũng còn được hơn 100.000 đồng. Với số tiền như vậy, anh Giang coi như đã tạm ổn cho cuộc sống gia đình, khỏi cần phải xa quê lên thành thị kiếm sống. Dẫu biết rằng, mưu sinh mùa lũ lắm gian nan và còn phụ thuộc vào thiên nhiên, nhưng bà con đã quen cách sống chung với lũ, biết tận dụng lũ để mưu sinh. Vì vậy, hàng năm cứ đến thời điểm trung tuần tháng 7, tháng 8 âm lịch thì người dân lại trông ngóng nước lũ về.
Cơn mưa dài còn nặng hạt, vậy mà dì Hai Ngoan, ở xã Phương Phú, đã sớm lo xong phần cơm nước, chuẩn bị cho cuộc hành trình hái bông điên điển của mình. Bất chấp cái lạnh ngoài trời, dì mặc vội cái áo mưa rồi xuống chiếc xuồng con hướng ra bờ kênh có hàng bông điên điển. Trong cái giỏ nhỏ của dì, tôi chỉ thấy một ít nước uống, một phần cơm cho bữa trưa và một vài vật dụng cần thiết. Tôi chợt nghĩ, đúng ra ở cái tuổi ngoài 70, dì cần được nghỉ ngơi an dưỡng, nhưng vì cuộc sống nên vẫn miệt mài lao động. Dì kể: “Mùa nắng thì bán bánh bò, bánh tiêu theo xóm. Mùa mưa lũ thì đi hái bông điên điển, nhổ bông súng, hẹ nước mọc hoang dã ngoài đồng để bán. Do tuổi cao sức yếu, cho dù cố gắng cũng không kiếm được nhiều. Mỗi ngày cũng có thể nhổ 5-10kg bông súng, hái được chút ít bông điên điển, bán được 70.000-100.000 đồng”. Với dì, bấy nhiêu đó cũng thấy vui, vì có tiền trang trải cho sinh hoạt hàng ngày.
Chia tay dì Ngoan, ông Gạt, anh Giang… khi trời đã xế chiều, xe tôi tiếp tục lăn bánh trên con đường làng quanh co dọc bờ kênh Hậu Giang 3 ra đường cái. Những cánh đồng lúa bát ngát dọc hai bờ kênh của những ngày trước đây giờ thành những cánh đồng nước trắng xóa, xa xa có những người giăng câu, giăng lưới, đặt lờ... Trong đó, có cả chú Sáu Khang đang khom lưng ngoài nắng vá lại mấy cái dớn, mặt ông buồn hiu rồi nói: “Gia tài của tôi chỉ có 10 cái dớn này để nuôi sống gia đình, hy vọng con nước lũ năm nay cao hơn năm trước để có thêm nhiều cá”.
Không riêng những người sống bằng nghề câu, lưới như ông Khang, ông Gạt hay anh Giang cảm thấy nhớ lũ và lo khi lũ chưa thật sự đã về, mà ngay cả những người sống bằng nghề bắt ốc, hái rau chuyên nghiệp như chị Út Phượng, ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, cũng cảm thấy bồn chồn. Chị mong rằng mùa nước lũ năm nay sẽ là mùa lũ đẹp. Bởi theo chị, người dân quê, đặc biệt là những hộ nghèo, ít vốn thì mùa lũ là mùa ăn nên làm ra, vì vậy họ rất mong thiên nhiên tiếp tục ưu đãi để có một mùa bội thu sản vật khi nước lũ tràn đồng.
Bài, ảnh: QUANG HẢI
Khởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sản2025-01-24 23:13
132 sinh viên được cấp bằng cử nhân kế toán doanh nghiệp2025-01-24 23:03
Khánh thành điểm lẻ trường học Sóc Du2025-01-24 22:49
Tỉnh đoàn đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm năm 20172025-01-24 22:44
Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư2025-01-24 22:42
Điều kiện tuyển sinh đào tạo đại học hệ vừa học vừa làm2025-01-24 22:02
Công bố 120 cụm thi Trung học phổ thông quốc gia năm 20162025-01-24 21:58
Đồng Xoài tiếp tục tổ chức các lớp phổ cập trung học2025-01-24 21:44
Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng2025-01-24 20:57
Lộc Ninh tuyên dương 18 cán bộ, giáo viên và 224 học sinh2025-01-24 20:45
Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả2025-01-24 23:14
Ngăn chặn bạo lực học đường2025-01-24 22:39
500 VĐV tham gia hội thao chào mừng Ngày thành lập Đoàn2025-01-24 22:36
Cuộc thi vẽ tranh quốc tế “Chiếc ôtô mơ ước”2025-01-24 22:30
Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng2025-01-24 21:47
300 học sinh tham gia ngày hội văn hóa dân gian2025-01-24 21:36
Thanh niên Phú Riềng thi chung tay cải cách hành chính2025-01-24 21:20
Mong sớm xây mương thoát nước trước Trường THCS Nguyễn Trường Tộ2025-01-24 21:00
Hiện trường vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB HAGL tử vong ở Gia Lai2025-01-24 20:56
Huyện đoàn Bù Đốp cấp hơn 6 tấn gạo cho học sinh nghèo2025-01-24 20:54