当前位置:首页 > World Cup > 【kết quả trận valladolid】Nghệ nhân Phạm Anh Đạo: Thành công nhờ khác biệt

【kết quả trận valladolid】Nghệ nhân Phạm Anh Đạo: Thành công nhờ khác biệt

2025-01-12 06:21:11 [Cúp C2] 来源:88Point

Là người con thuộc thế hệ thứ 19 của dòng họ Phạm Ngũ Chi,ệnhânPhạmAnhĐạoThànhcôngnhờkhácbiệkết quả trận valladolid Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), cháu cụ Liệu, một lão thợ giỏi của làng (vì thời của cụ chưa có chính sách phong nghệ nhân), Phạm Anh Đạo thừa hưởng những tố chất thông minh và sự khéo léo, đam mê công việc của dòng họ. Từng bị xem là trẻ câm điếc và lớn lên bị khiếm thính, Đạo không làm mọi người mất đi thiện cảm mà càng tôn trọng, nể vì anh hơn. Điều này thể hiện rõ khi tới ngôi làng cổ nổi tiếng này, hỏi những điểm cần đến, mọi người sẽ chỉ tới nhà nghệ nhân Phạm Anh Đạo với sự trìu mến, tự hào.

Đã trải qua những ngày “điếc không sợ súng” …

Ở ngôi làng cổ giàu có này, gia đình Phạm Anh Đạo trước đây thuộc diện eo hẹp tài chính. Vì vậy bố anh, nghệ nhân dân gian Phạm Văn Huy chỉ làm gốm theo phương thức truyền thống: làm gốm trên bàn xoay theo kiểu vuốt - nặn - vẽ. Đây không phải là lý do nhưng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy Phạm Anh Đạo trở thành nghệ nhân duy nhất ở Bát Tràng làm thủ công với phương pháp cổ truyền. Đạo như thể được sinh ra để giữ những tinh hoa còn đọng lại và duy trì vốn cổ lưu truyền tại đây.

bat
Nghệ nhân Hà Nội Phạm Anh Đạo và con trai thứ nhất, bé Duy Anh. Năm nay Duy Anh học lớp 11. Sản phẩm đầu tay của Duy Anh là một bình gốm nhỏ, được bán đấu giá 800 nghìn đồng trong vòng 15 phút với giá khởi điểm là 0 đồng .

Chẳng may số phận anh bị khiếm thính lại thành một lợi thế để không nghe những lời dị nghị, chê bai và xem thường của mọi người khi những mẻ gốm đầu tiên của Đạo ra lò nom xù xì, xấu xí và vẹo vọ. Vợ anh, chị Mỹ Trinh, người luôn đứng sau thành công của chồng tâm sự: “Khi bày mẻ hàng đầu tiên trước cửa, mọi người đi qua nói: “Thằng Đạo điên, làm gốm kiểu này có mà bán cho ma à?”.

Thương chồng nhưng chị Trinh cũng sốt ruột thay: “Cứ lọ mọ vuốt vuốt - nặn nặn như thế này bao giờ mới được một lò. Mà định giá sản phẩm thế nào? Cũng là cái cốc nhưng cốc gốm làm theo phương thức công nghiệp đẹp thế là 50 nghìn đồng, vậy cốc thủ công của anh ấy với công sức, thời gian và cả tâm huyết như vậy thì có thể bán tới 250 nghìn đồng không? Thị trường có chấp nhận sản phẩm của anh ấy? Mà 250k nghìn đồng đã có công sức và khoản đầu tư của anh ấy vào sản phẩm chưa?”.

Vì nặng tai, Đạo không nghe thấy mọi thị phi, anh dồn hết tâm huyết để sáng tạo và cho ra đời những sản phẩm sau đẹp hơn, tinh tế hơn, có hồn hơn những sản phẩm trước. Cho tới một ngày, sau hơn một năm miệt mài trong “tiếng súng” đàm tiếu, thị phi, chế giễu và cả những góp ý thẳng thắn, chân thành anh đã cho ra đời mẻ lò với những sản phẩm gây chú ý, khiến nhiều người phải dừng bước và bỏ tiền ra mua.

Sự khác biệt định giá cho sản phẩm

Thị trường vốn hay theo trào lưu và bao giờ cũng đổ xô vào cái mới, nhưng thị trường cũng là nơi khắc nghiệt với sự đào thải không thương tiếc. Bởi vậy, cái gì rồi cũng tới lúc bão hòa và cái sự đi ngược lại xu hướng của Đạo đã mang lại cho anh sự khác biệt, độc đáo khi nó thực sự trở nên cuốn hút và thuyết phục. Rất nhiều khách hàng cho biết họ tìm tới sản phẩm gốm của Đạo vì hiếu kỳ.

Chia sẻ về điều này, với góc độ là người quán xuyến mọi việc cho nghệ nhân Phạm Anh Đạo, chị Mỹ Trinh cho biết: “Khi mình không hiểu về gốm thủ công thì mình không thấy yêu thích nó nhưng càng tiếp xúc mình càng thấy nó đẹp hơn. Nó đẹp vì sao? Vì nó chất chứa những đam mê và hồn cốt của người thợ, mà cụ thể ở đây là anh Đạo. Nó mang tính độc bản, không cái nào giống cái nào. Còn gốm công nghiệp mình làm bằng khuôn và rập theo máy móc nên nó đẹp nhưng là vẻ đẹp công nghiệp, vẻ đẹp cứng nhắc, trăm cái như một. Cảm hứng của nghệ nhân như khi người nghệ sĩ sáng tạo, khi “phiêu” lên anh Đạo làm ra những sản phẩm vô cùng đẹp mà sau đó anh ấy không thể làm lại được nữa”.

Những sản phẩm gốm vuốt tay của nghệ nhân Phạm Anh Đạo đã được khách hàng - những “fan” hâm mộ của anh - mua với tất cả niềm yêu thích và đôi khi họ trả vượt qua giá niêm yết trên mỗi sản phẩm. Sự “định giá” đặc biệt này không phải người bán hàng nào cũng may mắn có được. Chị Trinh vui vẻ cho biết: “Có chị khách chia sẻ: Chị đã có cả một gia tài đó là gốm của Đạo. Chị dành căn nhà 5 tầng trưng bày; hay cô khách hàng quen cho biết: Em đến nghèo vì gốm của anh Đạo mất thôi. Có bao nhiêu gốm công nghiệp em đem tặng hết, em dành tiền sưu tầm gốm của anh Đạo. Nhờ có những vị khách như vậy mà những sản phẩm anh Đạo làm ra tới đâu hết tới đó. Khi ấy chúng tôi mới tự tin là mình sống được với nghề theo cách làm gốm truyền thống”.

Niềm hy vọng và những khó khăn còn đó

Ở Bát Tràng hiện nay chỉ còn duy nhất gia đình nghệ nhân Phạm Anh Đạo làm gốm theo cách thủ công truyền thống, đây là điều đáng mừng. Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh, nghệ nhân Phạm Anh Đạo còn dạy nghề và dù bị nặng tai nhưng không ảnh hưởng tới công việc vì đặc thù việc dạy nghề truyền thống là “truyền tay chỉ việc”. Nhưng sự chỉ việc này mới mang tính thời điểm, chưa hình thành lớp. Ở nước ta, việc bảo tồn - phát huy vốn tinh hoa cổ chưa được chú trọng, chưa có chính sách riêng, chưa có hệ thống truyền dạy, chưa tạo thành khu vực ưu tiên nên sau nghệ nhân Phạm Anh Đạo, chắc gì đã có ai còn quan tâm tới phương pháp làm gốm thủ công truyền thống trong làng nghề nổi tiếng này (?).

bat trang
Vợ anh Đạo, chị Mỹ Trinh, áo đỏ, bên trái cùng thợ vẽ tại xưởng gốm tại nhà

Do đặc thù công việc, gần đây nghệ nhân Phạm Anh Đạo bị đau lưng nên công việc bị hạn chế. Các con của anh Đạo, chị Trinh đều yêu thích công việc làm gốm thủ công của bố. Chị Trinh cho biết: “Cháu lớn Duy Anh học lớp 11, cháu bé Quang Anh học lớp 2. Các cháu đều giống bố, thông minh, có tố chất và đều bộc lộ khả năng làm gốm. Nhưng sau này các cháu có theo hướng đi của bố và làm công việc truyền thống của làng hay không thì mình chưa dám chắc. Hôm trước, cháu lớn có làm một chiếc bình gốm và được vận động mang đi đấu giá, mình giới hạn từ 0 đồng tới 800 ngàn đồng và chỉ 15 phút là đã bán được khiến mọi người trách là sao lại giới hạn giá. Hy vọng các cháu biết trân trọng công sức của bố và noi theo tài năng, đam mê của anh Đạo, không bị ngộ nhận về bản thân”./.

Nhật Anh

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读