Hiếm khi nào,Âulogiáđiệnmặttrờlich hang nhat anh chính sách điện mặt trời lại mông lung như bây giờ. Trước nóng bao nhiêu, thì giờ lạnh bấy nhiêu. Thực tế, kể từ tháng 6/2019, Bộ Công Thương đã đưa ra dự thảo giá điện mặt trời mới áp dụng sau ngày 30/6/2019. Phương án khi đó, Bộ Công Thương muốn chia làm 4 vùng giá (vùng ít bức xạ giá cao nhất, vùng bức xạ cao giá thấp nhất), thay vì chỉ 1 vùng như tại Quyết định 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau những ý kiến góp ý, những cuộc họp hành, Bộ Công Thương lại đưa ra phương án rút lại còn 2 vùng giá. Theo cách phân 2 vùng, giá điện mặt trời mái nhà cao nhất tại vùng 1 là 8,38 UScents/kWh (khoảng 1.916 đồng/kWh); thấp nhất 7,09 UScents/kWh (tương đương 1.758 đồng/kWh) với dự án điện mặt trời mặt đất. Tưởng rằng phương án này sẽ được thông qua, thì đột ngột bị “tắc”. Bộ Công Thương lại chuyển từ phương án 2 vùng thành phương án 1 vùng giá với mức giá chỉ 1.620 đồng/kWh (thấp hơn nhiều mức giá 2.100 đồng/kWh áp dụng cho dự án vận hành trước tháng 7/2019) áp dụng cho cả nước, không phân biệt vùng miền. Nhưng phương án 1 vùng này lại cũng chưa phải là cuối cùng. Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ mới đây, Bộ Công Thương lại được yêu cầu về nghiên cứu phương án đấu thầu dự án điện mặt trời như Campuchia đã làm. Hình thức đấu thầu cạnh tranh để chọn nhà phát triển dự án giúp công khai, minh bạch và đã giúp Campuchia thu được kết quả rất tốt khi giá trúng thầu cuối cùng là 3,877 UScents/kWh (800-900 đồng/kWh), bỏ xa mức giá trần được đặt ra ban đầu là 7,6 UScents/kWh. Ở góc độ môi trường kinh doanh, việc mức giá điện mặt trời sau 30/6/2019 chưa có đã tạo khoảng trống mênh mông, khiến nhiều nhà đầu tư e dè về khả năng lập dự án mới. Nó cũng khiến cho những nhà đầu tư đã bỏ tiền ra làm dự án, nhưng không kịp vận hành trước tháng 7/2019 phải nhìn đống tài sản dang dở đó “đắp chiếu”, hao hụt từng ngày. Xét cho cùng, phương án 4 vùng, 2 vùng, 1 vùng hay đấu thầu đều có ưu, nhược điểm riêng. Nhưng điều quan trọng là vì sao một chính sách cần được khuyến khích như điện mặt trời lại chậm trễ có giá mới sau ngày 30/6/2019 đến vậy, trong khi điện mặt trời là nguồn điện được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xem như một phương án “cứu” thiếu điện trong giai đoạn 2021-2025. Do Bộ Công Thương không đủ lập luận để bảo vệ các phương án của mình, hay do những tính toán khác? Sự thận trọng là cần thiết, nhưng thận trọng đến mức làm “tắc” cả dòng chảy đầu tư là điều cần suy nghĩ. Vậy nên, nhanh chóng có phương thức để xây dựng giá điện mặt trời sau ngày 30/6/2019 là nhiệm vụ không thể trì hoãn. |