Theỗtrợkinhphíđàotạonhânlựcchodoanhnghiệpnhỏvàvừkết quả bóng đá ả rập xê úto Thông tư, các hoạt động trợ giúp đào tạo bao gồm: Khảo sát đánh giá nhu cầu, hiệu quả trợ giúp đào tạo; kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và các cuộc hội nghị, hội thảo về triển khai hoạt động trợ giúp đào tạo; Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực và tổ chức đoàn khảo sát, học tập trao đổi kinh nghiệm ; Xây dựng, biên soạn, in ấn giáo trình, tài liệu phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV.
Nội dung đào tạo sẽ bao gồm: đào tạo khởi sự DN (tối đa 30% tổng số khóa đào tạo, mỗi khóa 3 ngày, học viên tối thiểu 30 người/khóa); đào tạo quản trị DN (5 ngày, tối thiểu 30 học viên/khóa); đào tạo quản trị DN chuyên sâu (tối thiểu 7 ngày, 20 học viên/khóa).
Tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết quy định trong Thông tư. Chậm nhất 20 ngày sau khi kết thúc một khóa đào tạo, đơn vị đào tạo có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá và báo cáo quyết toán kinh phí.
Đối với việc trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ 100% kinh phí cho các hoạt động: Xây dựng, biên soạn, bổ sung, in ấn giáo trình, tài liệu phục vụ hoạt động đào tạo; Khảo sát đánh giá nhu cầu, hiệu quả trợ giúp đào tạo; khảo sát đánh giá tác động và hiệu quả của hoạt động trợ giúp đào tạo trên phạm vi toàn quốc; Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và các cuộc hội thảo, hội nghị về triển khai hoạt động trợ giúp đào tạo trên phạm vi toàn quốc...; Tổ chức phổ biến, đào tạo, bồi dưỡng qua mạng internet, truyền hình cho DNNVV.
Thông tư cũng quy định cụ thể về mức hỗ trợ đối với các học viên thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/9/2014 và thay thế Thông tư liên tịch số 05/2011/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 31/3/2011 hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV./.
Dương An