Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tiếp xúc cử tri phường Phúc Thành,ộtrưởngBộTàichínhĐinhTiếnDũngKiênquyếtgiảmmạnhbộsoi keo truoctran TP. Ninh Bình. Ảnh N.M Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã báo cáo với cử tri về những giải pháp mà Chính phủ sẽ thực hiện trong thời gian tới, đó là kiên quyết giảm bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) để giảm áp lực nợ công.
Cơ cấu lại chi ngân sách Báo cáo với các cử tri, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, với mục tiêu tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế và cơ chế tài chính quốc gia; huy động, phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính để đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 14, lần đầu tiên Chính phủ trình Quốc hội thông qua “Nghị quyết về Kế hoạch tài chính ngân sách 5 năm và Nghị quyết về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020”.
Theo Nghị quyết này, tổng thu NSNN cả giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 6,8 triệu tỷ đồng (tăng khoảng 1,65 lần so với giai đoạn 2011 - 2015); bảo đảm tỷ lệ huy động vào NSNN không thấp hơn 23,5% GDP (trong đó từ thuế, phí, lệ phí khoảng 21% GDP); tỷ trọng thu nội địa bình quân khoảng 84 - 85% tổng thu NSNN.
Về chi NSNN, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, tổng chi NSNN cả giai đoạn khoảng 8 triệu tỷ đồng, trong đó tổng chi đầu tư phát triển tối đa là 2 triệu tỷ đồng. “Chi NSNN được cơ cấu lại theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển lên mức khoảng 25 - 26% tổng chi NSNN, giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống dưới 64% tổng chi NSNN; tỷ lệ bội chi NSNN cả giai đoạn 2016 - 2020 không quá 3,9% GDP. Phấn đấu giảm mạnh bội chi NSNN để đến năm 2020 không quá 3,5% GDP”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết.
Về vấn đề nợ công, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng đây là vấn đề hệ trọng đối với kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia, được nhiều vị đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm. “Trong thời gian tới, thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về cơ cấu lại NSNN và nợ công, ngành Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương kiểm soát chặt chẽ, tập trung rà soát các dự án sử dụng vốn vay, bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả và trả nợ đầy đủ, đúng hạn; hạn chế tối đa việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới; chú trọng kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay về cho vay lại, bảo đảm khả năng tự trả nợ; kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ của chính quyền địa phương, nợ đọng xây dựng cơ bản; tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài kỳ hạn, giảm chi phí vay vốn, giảm thiểu rủi ro”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.
Tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên
Để hoàn thành được các mục tiêu về kinh tế - xã hội và NSNN đã được Quốc hội phê duyệt, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, trong thời gian tới, ngành Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn tài chính quốc gia, kiểm soát nợ công trong giới hạn cho phép. “Thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính trong thu, chi ngân sách NSNN, kiên quyết giảm mạnh bội chi ngân sách nhà nước”.
Bộ Tài chính cũng sẽ tiến hành rà soát các chính sách ưu đãi ảnh hưởng đến thu NSNN. Thực hiện các giải pháp điều chỉnh chính sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thuế, điều chỉnh phạm vi, đối tượng. Rà soát, thu hẹp diện miễn, giảm thuế. Hạn chế tối đa việc lồng ghép các chính sách xã hội trong các luật về thuế.
Ngoài ra, việc điều hành chi NSNN sẽ bám sát theo dự toán được giao. “Kiên quyết cắt giảm những khoản chi đã có trong dự toán nhưng không cần thiết, chậm triển khai; hạn chế chuyển nguồn đến ngày 31/12 hằng năm để kiểm soát chặt chẽ bội chi, trần nợ công hằng năm. Tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên của từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương; giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết; hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; hạn chế mua sắm ô tô và trang thiết bị đắt tiền; khuyến khích mở rộng việc thực hiện khoán xe công đảm bảo hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Cùng với việc tiết kiệm chi tiêu, Bộ Tài chính cũng sẽ tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để chống thất thu, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, chống thất thoát, lãng phí trong chi NSNN, đặc biệt là trong chi đầu tư xây dựng cơ bản.
“Bộ Tài chính sẽ thực hiện quyết liệt, đồng bộ các cơ chế, chính sách liên quan đến việc đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt là đẩy nhanh lộ trình thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công tiến tới tính đủ chi phí, góp phần nâng cao tính tự chủ của các đơn vị; đồng thời đẩy mạnh việc tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy…”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết. "Giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết; hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; hạn chế mua sắm ôtô và trang thiết bị đắt tiền; khuyến khích mở rộng việc thực hiện khoán xe công đảm bảo hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm”. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng |
Nhật Minh |