【hang 2 đuc】Thoát nghèo vẫn không chịu hoàn vốn dự án
作者:Nhà cái uy tín 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 10:57:14 评论数:
Hiệu quả của dự án
Được triển khai từ năm 2009,ẫnkhocircngchịuhoagravenvốndựhang 2 đuc qua 3 năm thực hiện dự án mô hình điểm “Chăn nuôi bò sinh sản” được UBND xã Bình Minh đánh giá là mô hình giảm nghèo có hiệu quả. 10 hộ nghèo thụ hưởng dự án có hộ đã phát triển đàn bò lên gấp đôi và thoát nghèo, không có hộ tái nghèo. Điển hình như hộ các ông Nguyễn Văn Chấp, Nguyễn Văn Tôn ở thôn 3; hộ bà Trịnh Thị Hòa Hiệp ở thôn 1. Kết thúc dự án, đa số các hộ đều có vốn, chuyển sang các phương thức làm ăn khác phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Ông Nguyễn Văn Nam, Trưởng thôn 3 cho rằng, hiệu quả của dự án đã giúp hộ nghèo có cơ sở vươn lên, từng bước ổn định cuộc sống.
Được thụ hưởng dự án giai đoạn II, chị Nguyễn Thị Tươi ở thôn 7 cho biết, tháng 8-2013, gia đình được nhận một cặp bò cái. Đến nay, bò đã đẻ được 2 bê con và đang mang thai 2 con nữa. Hiện chị Tươi đã bán 2 bê con để tập trung chăm sóc bò mẹ, và cũng giúp chị có thêm tiền xây nhà mới. Chị Tươi hồ hởi nói: “Đến tháng 9 và tháng 11 tới, bò mẹ sẽ tiếp tục sinh con. Gia đình tôi sẽ chăm sóc thật tốt, dành dụm tiền bán bê để hoàn vốn đúng hạn cho dự án”. Hộ anh Mai Anh Tuấn ở cùng thôn với chị Tươi cũng phát triển đàn bò lên 5 con. Anh Nguyễn Anh Tài, cán bộ xóa đói giảm nghèo xã Bình Minh chia sẻ: Nhờ có thêm thu nhập từ nuôi bò sinh sản nên cuối năm 2014, gia đình chị Tươi, anh Tuấn đã thoát nghèo.
Thoát nghèo vẫn không chịu hoàn vốn
Ông Trần Văn Phong, Phó chủ tịch UBND xã Bình Minh cho biết: “Mặc dù dự án nuôi bò sinh sản giai đoạn I đã kết thúc từ năm 2012, nhưng đến nay vẫn còn 3 hộ chưa hoàn vốn. Đó là hộ Lý Tiện ở thôn 1 nợ 26,8 triệu đồng, hộ Đỗ Thị Băng ở thôn 1 nợ 7,6 triệu đồng và hộ Nguyễn Thị Đường, thôn 3 nợ 3,6 triệu đồng, chưa tính tiền lãi. Thời gian qua, UBND xã và ông đã nhiều lần gặp gỡ, đối thoại với các hộ này nhằm động viên họ nhanh chóng hoàn vốn cho dự án nhưng họ vẫn chưa thực hiện. Tuy đã thoát nghèo, có cuộc sống ổn định, có hộ xây được nhà cấp 4 nhưng tất cả đều lấy lý do không có khả năng chi trả để kéo dài thời gian hoàn vốn cho dự án. “Theo tính toán, cặp bò sinh sản giai đoạn I có giá 26,8 triệu đồng, cộng với lãi 0,5% x 24 tháng = tổng tiền hoàn trả. Nếu chăm sóc tốt, mỗi năm một bò mẹ sinh một bê con, trung bình có giá 6 triệu đồng/con. Như vậy qua 3 năm, mỗi hộ thụ hưởng sẽ thu được 36 triệu đồng từ việc bán bê con thì đã dư hoàn vốn cho dự án, chưa kể có được 2 bò mẹ”.
Phân tích để làm rõ thêm nguyên nhân các hộ không chịu hoàn vốn, ông Hoàng Anh Thìn, nguyên Bí thư Chi bộ thôn 3 nói: Dự án rất hữu ích cho hộ nghèo, song khi xét đối tượng thụ hưởng phải đúng người và đúng hoàn cảnh. Chăn nuôi bò phải có lao động, có chuồng. Hộ bà Nguyễn Thị Đường ở thôn 3 chỉ có một mẹ một con nhỏ. Bà Đường bán xôi kiếm sống qua ngày nên phải nhượng lại bò mẹ cho người thân nuôi rồi chia lời. Còn hộ Nguyễn Văn Dụng ở thôn 1 phải chuyển cho hộ Nguyễn Văn Chấp ở thôn 3; hộ Nguyễn Văn Thúc ở thôn 3 phải chuyển cho hộ Điểu Liêng ở thôn 1 khiến dự án không phát huy hiệu quả. Ngược lại, hộ Nguyễn Văn Chấp ở thôn 3, sau khi được chuyển bò đã mượn đất trồng cỏ, có người chăm sóc tốt nên bò khỏe mạnh, sinh mỗi năm một lứa bê nên nhân đàn nhanh. Kết thúc dự án, hộ Nguyễn Văn Chấp là một trong những hộ tiêu biểu phát huy được hiệu quả của dự án nuôi bò sinh sản giai đoạn I.
Ông Trần Văn Phong, Phó chủ tịch UBND xã Bình Minh khẳng định: Việc 3 hộ không chịu hoàn vốn dự án giai đoạn I đã được chính quyền và các ban, ngành của xã rút kinh nghiệm để thực hiện giai đoạn II tốt hơn. Hiện UBND xã đang đợi ý kiến chỉ đạo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bù Đăng. Trước mắt UBND xã sẽ tiếp tục gặp gỡ các hộ này để vận động và tạo điều kiện để họ hoàn vốn cho dự án.
P.Dung