88Point88Point

【kết quả trận đấu c1】Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm),ăngcườngxctiếnthươngmạichosảnphẩkết quả trận đấu c1 Liên minh HTX tỉnh đã và đang tăng cường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại đưa sản phẩm đến với đông đảo người tiêu dùng.

Liên minh HTX tỉnh giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh trong đợt xúc tiến thương mại tại Hà Giang.

Cơ hội kết nối và mở rộng thị trường

Trong năm qua, Liên minh HTX tỉnh đã triển khai hiệu quả các kế hoạch xúc tiến thương mại thông qua việc tham gia các hội chợ lớn theo chương trình của Liên minh HTX Việt Nam tại nhiều địa phương, bao gồm Hà Nội, Bình Định, Quảng Ngãi, Cà Mau, Bạc Liêu và Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, Hậu Giang cũng phối hợp với các tỉnh Bình Thuận và Đắk Lắk tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại ngay tại địa phương.

Những hoạt động này không chỉ giúp quảng bá sản phẩm OCOP của Hậu Giang, mà còn tạo cơ hội để các HTX ký kết biên bản ghi nhớ trao đổi hàng hóa với các HTX và doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tính đến nay, hơn 150 HTX tại Hậu Giang đã tham gia các sự kiện này, mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Thích, Giám đốc HTX Tân Long, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Việc tham gia các hội chợ đã giúp HTX mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm gạo sạch Vị Thủy. Không chỉ có thêm đối tác mới, chúng tôi còn học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và cải tiến sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó mở ra cơ hội cho hạt gạo quê hương đến với các thị trường tiềm năng”.

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP

Bên cạnh việc tổ chức và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, Liên minh HTX tỉnh còn đóng vai trò đầu mối, hỗ trợ các HTX trong việc ký gửi và tiêu thụ sản phẩm. Nổi bật với một số sản phẩm tiêu biểu như: Gạo sạch Vị Thủy của HTX Tân Long; gạo thơm Hương Quê của HTX Hiếu Lực; gạo Nàng Chăng của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Tân Tiến; rượu lão tửu Út Tây và rượu lão tửu đông trùng hạ thảo Út Tây từ cơ sở sản xuất rượu thủ công truyền thống Út Tây…

Ngoài ra, Liên minh HTX tỉnh còn thiết lập điểm trưng bày và giới thiệu các sản phẩm OCOP tại trung tâm tỉnh, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận và lựa chọn các sản phẩm chất lượng. Đây là bước đi quan trọng giúp các sản phẩm OCOP của Hậu Giang khẳng định vị thế trên thị trường.

Chị Mai Thị Mỹ Hoa, người dân ở xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Tôi rất ấn tượng với các sản phẩm OCOP của tỉnh nhà, đặc biệt là gạo sạch Vị Thủy và rượu lão tửu Út Tây. Các sản phẩm không chỉ đảm bảo chất lượng, mà còn mang đậm nét đặc trưng của tỉnh. Việc quảng bá sản phẩm như vậy giúp người dân như chúng tôi dễ dàng tiếp cận và ủng hộ hàng địa phương hơn”.

Theo thống kê từ Văn phòng Điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang, hiện toàn tỉnh có 284 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn cấp tỉnh, bao gồm 92 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và các sản phẩm còn lại đạt chuẩn 3 sao. Thông tin thêm về định hướng trong thời gian tới, Liên minh HTX tỉnh cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các HTX trong việc cải tiến sản phẩm và mở rộng thị trường. Đồng thời, các điểm trưng bày và giới thiệu sản phẩm sẽ được duy trì, góp phần quảng bá thương hiệu OCOP của tỉnh một cách hiệu quả.

MAI THANH

赞(79)
未经允许不得转载:>88Point » 【kết quả trận đấu c1】Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP