【tỷ lệ cá cược bóng đá malaysia】Không để đứt gãy chuỗi sản xuất

时间:2025-01-25 11:46:27来源:88Point 作者:Cúp C2

Chủ động,ôngđểđứtgãychuỗisảnxuấtỷ lệ cá cược bóng đá malaysia linh hoạt trong mọi tình huống

Ngay từ cuối tháng 6/2021, Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) đã bố trí cho cán bộ, công nhân viên ăn, ngủ, làm việc tại nhà máy. "Với sự chủ động này, Vissan đã bảo đảm cung cấp cho thị trường khoảng 1.500 con heo tươi sống/ngày, cao gấp 3 lần trước đó và các mặt hàng chế biến cũng được xuất xưởng liên tục để phục vụ nhu cầu tiêu thụ tăng đột biến của thị trường" - ông Nguyễn Ngọc An - Tổng giám đốc Vissan thông tin.

Cũng như Vissan, ông Trịnh Mạnh Hùng - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Cơ khí Xây dựng Thương mại - cho biết, từ đầu tháng 7 đơn vị đã triển khai cải tạo hội trường của công ty thành nơi lưu trú cho công nhân chủ chốt ở lại sinh hoạt và làm việc để đảm bảo an toàn phòng dịch. Tới nay, công ty đã thu xếp ổn định cho 1.000 công nhân và nhân viên vừa sản xuất vừa lưu trú tại DN. "Việc bố trí cho công nhân ở lại sẽ an toàn hơn, bớt xáo trộn hoạt động kinh doanh, sản xuất của công ty" – ông Hùng chia sẻ.

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất
Đảm bảo sản xuất an toàn trong đại dịch

Tại Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh (SHTP), theo ghi nhận của Ban quản lý SHTP, tới nay, đã có 58 DN lớn nhỏ như: Samsung, Intel, Sanofi, Samyoung... hoàn thành phương án "3 tại chỗ" và đáp ứng đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động. Bà Lê Bích Loan - Phó Trưởng Ban quản lý SHTP - cho biết, để làm được phương án này, các DN buộc phải chấp nhận việc giảm quy mô, phát sinh thêm nhiều chi phí khác; do đó thành phố đã và sẽ dành mọi nguồn lực cho các DN như: Tiêm vắc-xin cho người lao động, thủ tục đầu tư thông thoáng, ưu đãi miễn giảm thuế… để các DN ổn định, duy trì sản xuất.

Tại Đồng Nai, theo ông Phạm Văn Cường - Phó trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) Đồng Nai, đến nay, đã có nhiều DN trong các KCN đăng ký bố trí nơi tạm lưu trú cho công nhân tại công ty để đảm bảo sản xuất. Việc này nhằm chủ động phòng, chống dịch, hạn chế thấp nhất số người lây nhiễm cũng như có phương án ứng phó kịp thời hơn nếu có trường hợp bị nhiễm bệnh.

Tương tự, tại Long An, ông Nguyễn Quang Hòa- Giám đốc Công ty TNHH Dương Vũ - cho biết, công ty đã tinh gọn đội ngũ làm việc để dễ dàng sắp xếp chỗ ở cho công nhân ở lại sản xuất từ ngày 14/7. Việc này không chỉ nhằm thực hiện chủ trương chống dịch của tỉnh mà còn đáp ứng tiến độ giao hàng cho đối tác nhập khẩu. "Hiện các đơn hàng xuất khẩu gạo của chúng tôi rất nhiều, nếu buộc phải ngừng hoạt động vì có F0 sẽ chậm trễ tiến độ nên phương án mua lều bạt để dựng trại cho công nhân ở lại nhà máy là tối ưu nhất lúc này" - ông Hòa chia sẻ.

Cần thêm sự hỗ trợ từ chính quyền

Mặc dù vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng đảm bảo được phương án "3 tại chỗ". Chẳng hạn Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam (quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh) - DN có 56.000 người đã phải tạm ngừng sản xuất 10 ngày, tính từ 14/7 vì không thể bố trí cho tất cả người lao động ăn ở tại nhà máy. Trước đó, Công ty TNHH Nidec Việt Nam (Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh) đã tạm dừng hoạt động vì DN này có nhiều ca nhiễm Covid-19 và chưa thể bố trí cho công nhân ở lại sản xuất…

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất
Hoạt động sản xuất ổn định nhờ thực hiện "3 tại chỗ"

Chính vì vậy, Hiệp hội DN TP. Hồ Chí Minh kiến nghị, chính quyền thành phố cần linh động trong thực hiện quy định mới, như đối với các nhà máy sản xuất có văn phòng điều hành tại trung tâm thành phố vẫn được phép hoạt động để giữ vai trò điều phối. Ngoài ra các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng máy móc từ bên ngoài vào nhà máy trong thời gian tới cũng cần được duy trì để đảm bảo chất lượng sản xuất.

Bên cạnh đó, theo ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP. Hồ Chí Minh ngay cả với những DN đã đáp ứng được phương án "3 tại chỗ" cũng rất cần hỗ trợ thêm từ chính quyền, nhà nước. Bởi để đáp ứng được phương án "3 tại chỗ" DN phải thực hiện xét nghiệm định kỳ cho công nhân và toàn bộ chi phí phải tự chi trả. Tuy nhiên, hiện các DN đang phải gánh rất nhiều chi phí phát sinh trong việc đảm bảo ăn, ở, sinh hoạt, vì vậy rất cần được hỗ trợ trong thực hiện xét nghiệm định kỳ với công nhân, để DN yên tâm sản xuất, giảm chi phí cho DN.

Ngoài ra, ông Võ Tương Lai - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư và Xây dựng Tân Đông Hiệp (Bình Dương) - cũng đề nghị, Chính phủ nhanh chóng cấp vắc-xin cho Bình Dương để tiêm cho lao động, tạo miễn dịch cộng đồng; từ đó giúp DN tự tin tổ chức sản xuất trong điều kiện mới.

Ông Trần Thiên Long - Phó Chủ tịch Hiệp hội các DN khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh: Tính đến ngày 15/7 đã có gần 600 DN trong 17 khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao trên địa bàn đăng ký vừa sản xuất, vừa cách ly người lao động tại chỗ, với gần 123.900 công nhân.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

相关内容
推荐内容