【nhận định bóng đá chelsea hôm nay】Tăng phát hành trái phiếu Chính phủ gây sức ép lên nợ công

作者:World Cup 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 09:14:27 评论数:

tang phat hanh trai phieu chinh phu gay suc ep len no cong

Tăng bội chi là cần thiết nhưng các chuyên gia kinh tế cảnh báo không được kéo dài vì đe dọa an toàn tài chính quốc gia. Ảnh Internet.

Không thể kéo dài tăng bội chi ngân sách

TheăngpháthànhtráiphiếuChínhphủgâysứcéplênnợcônhận định bóng đá chelsea hôm nayo thống kê, kế hoạch huy động vốn từ phát hành TPCP tăng đều qua các năm. Năm 2011 và 2012 mỗi năm 45.000 tỷ đồng; năm 2013 là 60.000 tỷ đồng và 2014 là 100.000 tỷ đồng.

Bội chi NSNN theo lộ trình, cần giảm dần để đạt mức 4,5%GDP vào năm 2015. Tuy nhiên, do khả năng cân đối NSNN năm 2014 rất khó khăn, trong khi vẫn phải bố trí tăng chi đảm bảo các nhiệm vụ quan trọng, thiết yếu. Vì vậy, Quốc hội đã thông qua mức bội chi NSNN năm 2014 là 5,3% GDP.

Với tỷ lệ bội chi này, dự kiến đến 31-12-2014, dư nợ công khoảng 59,8%GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 46,2%GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 42,4%GDP. Các chỉ số nợ mặc dù vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, nhưng cũng tạo nên sức ép khá lớn trong việc bố trí và cân đối nguồn trả nợ.

Theo Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính Vũ Nhữ Thăng, việc điều chỉnh tăng bội chi NSNN trong năm 2013- 2014 để hỗ trợ cho tổng cầu trong ngắn hạn là cần thiết, song không thể kéo dài. Bội chi NSNN ngày càng tăng về quy mô và tỷ trọng so với GDP trong điều kiện hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN chưa cao dễ tác động bất lợi tới an ninh tài chính quốc gia.

Do đó, giảm bội chi NSNN đang là yêu cầu đặt ra đối với việc điều hành chính sách tài khóa trong thời gian tới. “Tuy nhiên, cho đến nay, việc xử lý bội chi NSNN vẫn là một bài toán không đơn giản đối với Việt Nam”, ông Thăng nhấn mạnh.

Bên cạnh việc phát hành TPCP để bù đắp cho bội chi NSNN ngày càng tăng, việc phát hành TPCP cũng là nhu cầu cho đầu tư phát triển để đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, y tế… Tuy nhiên, các khoản này hiện chưa được đưa vào cân đối ngân sách nhưng vẫn được tính vào mức dư nợ Chính phủ. Do đó, đã tác động đến mức dư nợ của Chính phủ.

Trong cơ cấu nợ công thì nợ Chính phủ đang chiếm tỷ trọng lớn nhất và nợ Chính phủ của Việt Nam có tỷ lệ tương đối cao so với nhiều nước đang phát triển. Theo số liệu thống kê của IMF (2013), năm 2001, tỷ lệ nợ Chính phủ so với GDP của Việt Nam thấp hơn Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines, thì đến năm 2012, đã cao hơn phần lớn các quốc gia này. Trong khi đó hầu hết các nước đều đã chủ động giảm dần mức dư nợ Chính phủ.

Nợ Chính phủ tăng tác động lên nợ công của Việt Nam. Trong 3 năm trở lại đây, tốc độ tăng của nợ công khá cao, mức trung bình giai đoạn 2011 - 2013 là 23,1%, trong khi tốc độ tăng thu NSNN trung bình cùng kỳ là 10,54%. Nghĩa vụ trả nợ công so tổng thu NSNN dự báo có xu hướng tăng mạnh thời gian tới.

tang phat hanh trai phieu chinh phu gay suc ep len no cong
Đầu tư tư nhân chưa được cải thiện nhiều nếu căn cứ vào mức tăng vốn đầu tư khu vực tư nhân và mức tăng trưởng tín dụng trong quý I-2014. Trong khi đó, vốn đầu tư thuộc NSNN, vốn TPCP quý I-2014 đạt thấp so với cùng kỳ 2013 lần lượt là 2,3% và 14,8%. Tiến độ thực hiện chi NSNN, đặc biệt là chi đầu tư phát triển so với dự toán đạt thấp và giảm 4,9% so với cùng kỳ 2013. Ngoài ra, tỷ lệ chi trả nợ, viện trợ hiện đã chiếm 12,8% tổng chi NSNN và chiếm 14,8% tổng thu NSNN, cho thấy việc vay mới đã phải dành một phần quan trọng để trả nợ cũ.
tang phat hanh trai phieu chinh phu gay suc ep len no cong

Ông Vũ Nhữ Thăng
Theo phân tích của ông Vũ Nhữ Thăng, bên cạnh đó, trong tương lai, điều kiện vay nước ngoài sẽ khó khăn hơn do tính chất ưu đãi của các khoản vay đang có xu hướng giảm khi Việt Nam không còn là nước thu nhập thấp. Việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi sẽ khó khăn hơn và chắc chắn sẽ phải trả chi phí cao hơn nếu chuyển sang các nguồn vốn vay thương mại. Điều này đòi hỏi Chính phủ xây dựng và thực hiện một chiến lược quản lý nợ công toàn diện, có chất lượng, đảm bảo tính bền vững để nợ công không trở thành gánh nặng cho tăng trưởng và phát triển của đất nước.

Ông Thăng cho rằng, mặc dù mức dư nợ công so với GDP vẫn trong ngưỡng nhưng nếu lấy tổng số vốn vay (cả trong nước và ngoài nước) nhân với lãi suất huy động theo từng nguồn thì số lãi phải trả hàng năm là rất lớn. Nếu tính cả gốc và số phải đáo hạn thì con số này còn lớn hơn nhiều (riêng số đảo nợ năm 2014 là 70.000 tỷ đồng).

Kiểm soát lượng gia tăng của TPCP

Ngay năm 2014, kế hoạch phát hành TPCP cho đầu tư là 100 nghìn tỉ đồng bao gồm 60 nghìn tỉ thuộc kế hoạch giai đoạn 2011-2015 và 40 nghìn tỉ của gói phát hành bổ sung 170 nghìn tỉ giai đoạn 2014-2016 vừa được Quốc hội thông qua. Bên cạnh sức ép từ đảm bảo vốn cho đầu tư thì yêu cầu nguồn vốn cho trả nợ đến hạn cũng rất lớn.

Bộ Tài chính triển khai phát hành TPCP để huy động vốn cho đầu tư phát triển và các mục tiêu chung khác về phát triển kinh tế xã hội khác nhau như: Kho bạc nhà nước trực tiếp phát hành, đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN), phát hành trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) thực hiện, do Chính phủ bảo lãnh. Về quản lý nợ, đây đều là các khoản nợ công, do đó đều phải tính toán đến khả năng trả nợ khi trái phiếu đến hạn thanh toán.

Do đó, sự tăng nhanh lượng trái phiếu huy động vốn của ngân sách Nhà nước sẽ dẫn đến gia tăng nợ công của Việt Nam.

Bên cạnh việc tác động đến tính bền vững tài khóa thì vấn đề huy động vốn cũng có tác động đến thị trường tiền tệ, lãi suất. Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm thường khó khăn, chưa thể đầu tư trực tiếp thông qua tăng trưởng tín dụng và thực tế tăng trưởng tín dụng quý I-2014 đạt thấp, thì về tài khoá đã đẩy mạnh huy động trái phiếu Chính phủ với khối lượng khá lớn để đầu tư, việc huy động tương đối thuận lợi, khối lượng đặt thầu cao (tỷ lệ trúng thầu trong tháng 3-2014 đạt 100%); lãi suất trúng thầu có xu hướng giảm đã phần nào thể hiện sự phối hợp giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên do nguồn vốn huy động tập trung chủ yếu ở các ngân hàng thương mại nên cần có sự đánh giá và kế hoạch huy động hợp lý để tránh hiện tượng hệ thống ngân hàng không đẩy vốn tín dụng ra nền kinh tế thông qua kênh cho vay sản xuất kinh doanh. Tức là, quá trình huy động cũng cần cân nhắc và điều chỉnh phù hợp trong từng thời kỳ nhằm tránh nguy cơ tạo ra hiệu ứng lấn át với việc vay vốn của khu vực tư nhân.

Một trong các giải pháp điều hành chính sách tài chính- ngân sách năm 2014 được Bộ Tài chính ưu tiên đó là tiếp tục hoàn thiện khuân khổ pháp lý về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp.

Ngoài ra, xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý ngân quỹ Kho bạc nhà nước góp phần thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu. Thực hiện điều hành lãi suất trái phiếu Chính phủ linh hoạt, phù hợp với điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và mặt bằng lãi suất thị trường, đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho công tác phát hành TPCP. Đây cũng là những giải pháp linh hoạt nhằm đảm bảo thực hiện tốt việc huy động vốn, nhưng đồng thời cũng quản lý chặt chẽ, hiệu quả để kiểm soát nợ công của Chính phủ.