“Những quốc gia vay vốn ODA có thể sẽ sập bẫy và phụ thuộc hoàn toàn vào kinh tế nước ngoài. TheễnMinhThuyếtĐãđếnlúccầnhạnchếvayvốkèo xiên bóng đáo tôi, đã tới lúc Việt Nam phải tính toán đến chuyện hạn chế vay vốn ODA.... Chúng ta chỉ vay để thực hiện những dự án tối cần thiết và có lợi ích lớn, đồng thời phải có cơ chế kiểm soát việc sử dụng vốn vay cho thực sự hiệu quả”, GS Nguyễn Minh Thuyết, nói.
Chưa bịt được lỗ hổng
Khi câu chuyện nghi án đưa và nhận hối lộ tại dự án đường sắt trên cao chưa kết thúc, mới đây truyền thông Hàn Quốc lại khơi ra vụ Tập đoàn POSCO lập “quỹ đen” lại quả cho nhà thầu Việt Nam tại dự án đường cao tốc vừa mới hoàn thành. Những vụ việc này nói lên điều gì trong việc sử dụng vốn ODA hiện nay, thưa ông?
Trước đây đã xảy ra một vụ tham nhũng, hối lộ tại dự án Đại lộ Đông - Tây tại TPHCM. Lần đó cũng do phía Nhật Bản phát hiện, sau đó phía Việt Nam mới biết được sự việc. Tôi đã 2 lần chất vấn Thủ tướng trong 2 năm liền về vụ việc này và sau đó đã được đưa ra xét xử. Vừa qua lại xảy ra một số vụ việc nữa và lại cũng ở trong ngành giao thông. Điều đó chứng tỏ chúng ta chưa rút được bài học kinh nghiệm để bịt những lỗ hổng trong sử dụng vốn ODA. Với cách quản lý nguồn vốn ODA như hiện nay, kiểu gì cũng xảy ra tiêu cực, vì tiền nhiều nhưng quản lý lại không chặt.
Vậy theo ông, chúng ta cần phải làm gì để khắc phục tình trạng này?
Theo tôi, các cơ quan chức năng phải cùng với Bộ GTVT và những bộ có sử dụng vốn ODA làm việc để tìm biện pháp, không lặp lại những chuyện như thế này. Tại sao tất cả những vụ việc như thế lại toàn do bên đối tác nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc) phát hiện ra? Điều ấy chứng tỏ người ta có biện pháp quản lý dòng tiền, có biện pháp quản lý thu nhập rất hiệu quả.
Để sử dụng nguồn vốn hiệu quả, trước hết, chúng ta phải có quy định rất chặt trong việc vay vốn ODA: Vay trong lĩnh vực nào? Với điều kiện như thế nào thì nên và không nên vay? Phải có cơ chế kiểm soát để quản lý đồng vốn ODA.
GS Nguyễn Minh Thuyết.
Cần có Luật về vay ODA
Có những chuyên gia kinh tế đã ví ODA là “Sát thủ kinh tế”, hay là “Bẫy ODA”. Vì thế chúng ta cần phải có sự chọn lọc, có lộ trình tiến tới hạn chế, thậm chí chấm dứt vay vốn ODA. Ông nghĩ sao về điều này?
Thực tế, những nước cho vay ODA thường đưa ra những điều kiện dẫn đến việc chỉ định công ty của nước đó trúng thầu dự án, công trình. Tiền người ta bỏ ra tiếng là cho nước ngoài vay, nhưng thực chất là tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho các công ty và người dân nước họ. Tất nhiên khi làm dự án, công trình, nước đi vay ODA cũng có nhiều cái lợi, như phát triển hạ tầng cơ sở và một số lĩnh vực kinh tế, nhưng nếu không quản lý được thì những cái lợi của việc dùng vốn ODA sẽ rơi rụng hết và nước đi vay ODA tự biến mình thành công trường để người ta thu lợi.
Nhân nói về vấn đề dừng vay vốn ODA, vừa qua lãnh đạo cảng Đà Nẵng đã từ chối vay vốn ODA để nâng cấp cảng biển. Ông có cho rằng đây là một chủ trương đúng đắn và đáng để các đơn vị khác lưu tâm?
Tôi cho đó là một quyết định dũng cảm. Nhân dịp này, các bộ ngành và địa phương trong cả nước cũng nên suy nghĩ xem vốn ODA có phải một món hời cần vay bằng được không và những trường hợp nào thì phải từ chối ODA. Thực tế có nhiều nước người ta chỉ vay vốn ODA đến một mức độ phát triển nào đó thôi. Khi phát triển đến trên mức trung bình rồi, người ta sẽ hạn chế sử dụng nguồn vốn này.
Với thực tế đang diễn ra, ông có cho rằng Quốc hội cần thực hiện giám sát tối cao và ban hành những Luật riêng về ODA?
Bây giờ xảy ra nhiều việc như thế, Quốc hội cần phải tăng cường giám sát việc vay và sử dụng vốn ODA. Quốc hội đã từng đi giám sát về ODA, cũng có phát hiện ra một số vấn đề. Tuy nhiên, dù có phát hiện ra vài vấn đề cũng không khắc phục được, vì quyền của đoàn giám sát có hạn, nhiều khi có chỉ ra trách nhiệm thuộc về ai cũng không xử lý được. Vì thế để tránh lãng phí thất thoát, trước hết bản thân Chính phủ phải xây dựng được cung cách quản lý thật tốt, thật hiệu quả nguồn vốn ODA.
Cảm ơn ông!
Đúng là đã có cả một cuốn sách – cuốn “Những sát thủ kinh tế”, trong đó họ đã chứng minh ODA chính là một con dao hai lưỡi. Nhiều khi, những quốc gia vay vốn ODA có thể sẽ sập bẫy và phụ thuộc hoàn toàn vào kinh tế nước ngoài. Theo tôi, đã tới lúc Việt Nam phải tính toán đến chuyện hạn chế vay vốn ODA. Đừng thấy người ta sẵn sàng cho vay rồi cứ vay mà thiếu kiểm soát và cũng không thấy được nguy cơ thì rất nguy hiểm. |
TheoTiền phong
Vay vốn ODA làm điện mặt trời: Lãng phí có hay không?