当前位置:首页 > Cúp C2

【ket qua seri a】Sân bay Chu Lai phát huy tiềm năng, lợi thế vùng

Hãng Jetstar khai trương đường bay TP.HCM - Chu Lai từ năm 2015

Ông Đỗ Xuân Diện,ânbayChuLaipháthuytiềmnănglợithếvùket qua seri a Trưởng ban Quản lý Khu kinh tếmở Chu Lai cho biết, cuối tháng 3 tới, tại Quảng Nam, nhân Hội nghị Xúc tiến đầu tưvào địa phương này, sẽ diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận đầu tư Dự ánnâng cấp, mở rộng Sân bay Chu Lai giữa nhà đầu tư chiến lược là Vietjet với UBND tỉnh Quảng Nam.

Quảng Nam hy vọng, với động thái cụ thể này, Sân bay Chu Lai sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới, thực sự mở cửa bầu trời, tạo đà vững vàng cho Quảng Nam - Quảng Ngãi cùng nhau cất cánh. Trong đó, Quảng Nam sẽ tiến gần hơn đến mục tiêu xây dựng trung tâm logistics hàng không tại Chu Lai.

Từng đánh giá Chu Lai là một cảng hàng không có nhiều tiềm năng, lợi thế, với quỹ đất dự trữ phát triển còn rất lớn, lại nằm ở trung tâm khu vực miền Trung, giữa hai khu kinh tế lớn nhất cả nước, những năm gần đây, Vietjet đã nhiều lần làm việc với tỉnh Quảng Nam và thể hiện rõ mong muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược trong dự án quan trọng này.

“Chúng tôi muốn hợp tác và phát triển Cảng hàng không Chu Lai thành một sân bay trung chuyển hàng hóa của khu vực và quốc tế, đưa Chu Lai thành cơ sở sửa chữa - bảo dưỡng - đại tu tàu bay của Việt Nam và khu vực, trung tâm logistics của vùng duyên hải Nam Trung bộ”, đại diện Vietjet cho biết.

Vị đại diện này cũng cho biết, Vietjet đề xuất kế hoạch đầu tư và phát triển Cảng hàng không Chu Lai theo 3 giai đoạn để nâng công suất tối đa nhà ga hành khách lên 4 triệu hành khách/năm. Trong giai đoạn I (đến năm 2020), sẽ cải tạo và mở rộng đường cất hạ cánh hiện hữu với quy mô chiều dài 3.250 m, chiều rộng 65 m; đồng thời xây mới một nhà ga hành khách có công suất khoảng 2 triệu hành khách/năm, xây một nhà ga hàng hóa và khu phục vụ hàng hóa có khả năng đáp ứng nhu cầu của 2 công ty vận tải hàng hóa lớn...

Ông Lê Minh Triều, Giám đốc Cảng hàng không Chu Lai cho biết, với việc Chu Lai chuyển từ khai thác tàu bay nhỏ sang tàu bay lớn từ giữa năm 2015, lượng hành khách đã tăng đột biến. Nếu năm 2014, chỉ có 44.000 lượt khách qua Chu Lai, thì năm 2015, con số này tăng lên 155.000 lượt và năm 2016 đạt đến tới 550.000 lượt khách.

Lượng khách gia tăng đột biến là tín hiệu mới để Chu Lai tiếp tục mở rộng đầu tư, tạo động lực phát triển.

Theo ông Lê Minh Triều, năm 2017, Cảng hàng không Chu Lai sẽ triển khai dự án mở rộng nhà ga, sân đậu ô tôgiai đoạn I với nguồn vốn gần 200 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu phục vụ 0,8 - 1 triệu lượt khách/năm.

Sau đó sẽ tiếp tục đầu tư giai đoạn II, phục vụ 1,5 - 2 triệu khách/năm. Ngoài ra, sẽ đầu tư các thiết bị đồng bộ, hệ thống hạ cánh chính xác để tăng năng lực tiếp thu, giảm thiểu tàu bay chuyển sân bởi thời tiết xấu.

Ở một diễn tiến khác, theo quy hoạch đã được duyệt, Sân bay Chu Lai có thể phát triển thành cảng hàng không quốc tế đạt cấp 4F theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), đến năm 2020 đạt công suất 1 triệu tấn hàng hóa/năm. Đến năm 2025, sân bay này phát triển thành trung tâm trung chuyển hàng hóa với công suất 5 triệu tấn hàng hóa/năm và 4,1 triệu lượt khách/năm.

“Nâng cấp, mở rộng sân bay Chu Lai không đơn giản chỉ là chuyện rút ngắn không gian và thời gian, mà đây còn là vận hội cho Quảng Nam, Quảng Ngãi rộng cửa đón các nhà đầu tư. Việc các hãng hàng không chủ động đưa vào khai thác nhiều đường bay thương mại chứng tỏ Chu Lai đã có nhiều chuyển biến tích cực trong thu hút đầu tư với nhiều dự án lớn đã, đang triển khai hiệu quả”, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu khẳng định.

分享到: