【ket qua mls】Vay ngân hàng đầu tư BĐS, lao đao vì dịch
Khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19,ânhàngđầutưBĐSlaođaovìdịket qua mls hàng loạt ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi nền kinh tế đứng im, thu nhập của người dân cũng giảm sút theo. Thậm chí, nhiều người mất đi nguồn thu 3-4 tháng đã gây xáo trộn cuộc sống và sinh hoạt bình thường.
Trước tình hình này, mới đây các ngân hàng lớn ra thông báo đồng loạt giảm lãi suất và bổ sung gói tín dụng lãi suất ưu đãi hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch bệnh. Đợt hỗ trợ lần này tập trung ưu tiên các khách hàng tại các tỉnh, thành phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Tuy nhiên, cũng như đợt giảm lãi suất tháng trước đó vào 7/2021, ngân hàng lưu ý: Việc giảm lãi suất trên không áp dụng với các khoản vay chứng khoán, vay kinh doanh bất động sản, vay cầm cố giấy tờ có giá…
Trước tình hình này, nhiều nhà đầu tư bất động sản rất hoang mang bởi trên thực tế họ cũng thuộc đối tượng mất thu nhập bởi dịch. Thời gian qua, trên khắp các diễn đàn bất động sản, nhiều nhà đầu tư, kể cả người mua ở thực liên tục đăng tải các bài viết để tham khảo về phương án hỗ trợ của các ngân hàng. Nhiều người thắc mắc vì sao khách hàng vay mua bất động sản lại bị đứng bên lề trong cuộc giải cứu, bởi thực chất người vay mua bất động sản hay vay cho các mục đích khác thì hiện tại đều là "con nợ"của các ngân hàng.
Theo các nhà đầu tư, trên thực tế, đã là người đi vay thì dù có vay với mục đích gì đi chăng nữa, hiện tại họ cũng không thể có sẵn nguồn tiền dự phòng lúc khó khăn. Hầu hết các khoản tiền có được người mua bất động sản cũng đã đổ dồn hết cho mua đất, mua nhà, và trả lãi ngân hàng mỗi tháng. Nếu chẳng may mất đi công việc trong mùa dịch thì khó khăn lại càng chồng thêm khó khăn, bởi đa phần đối tượng vay mua bất động sản hàng tháng sẽ phải gồng khoản nợ gốc và lãi vay rất lớn, trên dưới 20 triệu đồng.
Anh L.V.T., một nhà đầu tư lâu năm ở Tp.HCM cho biết, 3 tháng qua do cả 2 vợ chồng đều bị mất đi thu nhập đột ngột, anh T. dùng hết khoản tiền dự phòng để gồng khoản nợ ngân hàng mỗi tháng lên đến gần 20 triệu đồng, nên gần như không còn đủ tiền để chi tiêu sinh hoạt. Việc vay mượn bạn bè, gia đình giờ đây là vô cùng khó khăn khi mà ai ai cũng muốn dự phòng chi phí đề phòng bất trắc trong dịch. Trong khi đó, khi toàn thành phố liên tục bước vào các đợt giãn cách tăng cường, các phòng công chứng nghỉ dịch, môi giới không hoạt động, việc mua bán, giao dịch bất động sản đóng băng…. Do đó, anh T. cũng như nhiều nhà đầu tư dù có muốn bán nhà/đất đi để trả bớt khoản nợ nhưng cũng không thể tìm được khách mua.
Hơn ai hết, anh T., là một trong những đối tượng khao khát được ngân hàng hỗ trợ giãn chút lãi vay trong thời điểm khó khăn tứ phía như hiện tại. Việc ngân hàng không áp dụng gói lãi vay cho khách hàng mua bất động sản khiến vợ chồng anh T. hoang mang, lo lắng không biết những ngày sắp tới sẽ ra sao nếu dịch cứ thế kéo dài chưa biết đến bao giờ.
Tương tự, chị L.T.A., một "con nợ" khác của ngân hàng cũng đang vay lên đến 800 triệu để mua căn hộ chung cư vào năm 2020 cũng đang rơi vào tình thế khó khăn vì mất đi thu nhập giữa mùa dịch. Năm 2020, lúc đó chị A. có trong tay khoảng 1 tỷ 200 triệu đồng, vay mượn bạn bè và vay thêm ngân hàng 800 triệu đồng, vợ chồng chị A. liều mình mua căn chung cứ trị giá 2,2 tỷ đồng. Mỗi tháng vợ chồng chị A. đóng cả lãi và gốc hơn 14 triệu đồng.
Thế nhưng, kể từ khi dịch bùng phát, cả 2 vợ chồng chị đều phải làm việc tại nhà với thu nhập giảm tới 70 %. Lúc này mọi gánh nặng chi tiêu đè lên vai, chị A. phải nhờ vả bạn bè làm thêm công việc nhập số liệu online nhưng vẫn không mấy khả quan. Nếu tình thế kéo dài, gia đình chị A. cũng chưa biết lấy gì để chi trả ngân hàng những ngày sắp tới.
Chị A. cũng cho biết, vừa qua sau nhiều lần hỏi thì được nhân viên của ngân hàng thông báo rằng sẽ có hỗ trợ nhưng là hỗ trợ giãn thời gian đóng, và đóng gộp 1 lần chứ không giãn lãi vay. Có nghĩa rằng nếu khách hàng không chọn đóng lãi và gốc ngay thời điểm này thì sẽ được giãn 3 tháng, sau đó đến cuối tháng 12/2021, sẽ phải đóng gộp tất cả những khoản trong 3 tháng vừa qua. Tuy nhiên, theo chị A. điều này cũng không hỗ trợ được khách hàng là bao, khi khoản tiền phải đóng gộp cho 3 tháng là không nhỏ.
"Tôi nhiều lần hỏi ngân hàng về việc có được giảm lãi vay do ảnh hưởng bởi dịch hay không, nhưng ngân hàng nói rằng chỉ giảm lãi cho vay tiêu dùng. Còn riêng bất động sản, mua nhà thì không được giảm. Cũng không hiểu sao ngân hàng lại có sự phân biệt như vậy, khách hàng nào cũng là khách hàng. Người vay mua bất động sản họ cũng không thể lường trước được tình huống dịch bệnh căng thẳng như vậy. Nên tôi mong ngân hàng và Nhà nước sẽ có sự điều chỉnh lại đối tượng hỗ trợ phù hợp hơn", chị A. trải lòng.
(Theo Nhịp Sống Kinh Tế)
È cổ trả nợ mua nhà, khách hàng tố ngân hàng chỉ 'giảm lãi suất trên giấy'
“Nếu giờ ngân hàng không hỗ trợ, chẳng lẽ ngân hàng đang muốn khách hàng phá sản để siết nợ tài sản? Hay ngân hàng muốn khách hàng tồn tại và đồng hành cùng ngân hàng?”, một người dân vay tiền mua nhà ở TPHCM cho biết.
相关文章
Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
Độ mặn trên các tuyến sông tiếp tục tăngHiện nay, trên sông Vàm Cỏ Đông, độ mặn 1,0 g/l vượt qua cốn2025-01-25NA Chairman receives outgoing Chinese ambassador
NA Chairman receives outgoing Chinese ambassadorAugust 05, 2024 - 20:582025-01-25Việt Nam, India to review cooperation results during PM’s visit to India: ambassador
Việt Nam, India to review cooperation results during PM’s visit to India: ambassadorJu2025-01-25- Việt Nam attends UNGA High-Level Forum on a Culture of PeaceAugust 04, 2024 - 20:262025-01-25
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
Đường ống dẫn khí đốt thuộc mỏ khí Bovanenkovo, được phát triển bởi Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom,2025-01-25Prime Minister receives US Secretary of State Antony Blinken
Prime Minister receives US Secretary of State Antony BlinkenJuly 27, 2024 - 23:092025-01-25
最新评论