【kèo nhà cái, nhận định】Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Hải quan kiểm soát,ánhlãngphítỷđồngvốnchoChươngtrìnhphòngchốngmatúyđếnnăkèo nhà cái, nhận định ngăn chặn nhiều vụ vận chuyển ma túy tại phía Nam Tăng nguồn lực cho đấu tranh phòng, chống ma túy Hải quan Nghệ An bắt giữ 5 đối tượng vận chuyển trái phép chất ma túy |
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long trình bày tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 tại Quốc hội. |
Đẩy mạnh công nghệ vào phòng, chống tội phạm ma tuý
Theo tờ trình của Chính phủ, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 được thực hiện trong giai đoạn 2025-2030, với tổng vốn được đề xuất là hơn 22.450 tỷ đồng.
Trong đó, vốn ngân sách trung ương là gần 17.726 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương là gần 4.675 tỷ đồng; vốn huy động hợp pháp khác dự kiến 50 tỷ đồng.
Trình bày tờ trình trước Quốc hội tại phiên họp ngày 8/11/2024 của Kỳ họp thứ 8, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cho biết, mục tiêu tổng quát của Chương trình là nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân nhằm kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm và tệ nạn ma túy; hướng tới giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma túy.
Đồng thời tổ chức phòng ngừa, đấu tranh tội phạm về ma tuý từ sớm, từ xa; không để Việt Nam trở thành địa bàn sản xuất, trung chuyển và tiêu thụ ma tuý.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, trang thiết bị tiên tiến vào công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm ma tuý.
Chương trình cũng nhằm bảo đảm cơ sở vật chất, nhân lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện; từng bước làm giảm bền vững số người nghiện ma tuý, người sử dụng trái phép chất ma tuý…
Các đại biểu Quốc hội tham gia thảo luận tại tổ về một số chương trình, dự thảo Luật trong phiên làm việc ngày 8/11/2024. |
Vì thế, trong phiên thảo luận tại tổ diễn ra vào chiều cùng ngày, các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ thống nhất với sự cần thiết về chủ trương đầu tư Chương trình.
Bởi theo đại biểu Lý Anh Thư (đoàn Kiên Giang), đây là yêu cầu cấp bách và khách quan, xuất phát từ tình hình thực tiễn.
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng cần xem xét kỹ chỉ tiêu phấn đấu 100% các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy, điểm nguy cơ, đối tượng bán lẻ về ma túy được phát hiện, triệt phá.
Bởi trên thực tế, các đối tượng bán lẻ ma tuý rất đa dạng, núp bóng dưới nhiều hình thức khác nhau, nên khó phát hiện được hết 100%.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh (đoàn Lào Cai) cũng cho rằng nên cân nhắc về một số chỉ tiêu cụ thể mà tờ trình của Chính phủ đặt ra, bởi số vụ việc tội phạm ma túy của giai đoạn trước tăng giảm không ổn định.
Năm 2021 tăng 2,3% số vụ; giảm 0,3% số đối tượng so với năm 2020; năm 2022 giảm 5,39% số vụ, giảm 1,37% số đối tượng so với năm 2021; năm 2023 tăng 10,5% số vụ, tăng 14,6% số đối tượng so với năm 2022.
Mặt khác, hành vi bán ma túy ngày càng tinh vi, lợi dụng nhóm yếu thế là người dân tộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số hạn chế về hiểu biết để cung cấp ma túy. Địa hình vùng núi hiểm trở, phức tạp khiến lực lượng tuần tra không kiểm soát được hết…
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn TP Hà Nội) phát biểu tại thảo luận tổ. |
Tổng mức đầu tư khả thi và hợp lý
Tuy nhiên, nhận định phòng chống ma tuý là công tác lâu dài, cần sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương, nên nhiều ý kiến đề nghị cần phải thường xuyên có những phương thức, giải pháp mới, bắt kịp xu thế mới của tội phạm liên quan đến ma tuý.
Một số đại biểu đề nghị ưu tiên các giải pháp phòng hơn là chống, đó là phòng việc mua, bán, vận chuyển, lưu thông, phân phối… đặc biệt lưu ý đến tính phức tạp, khó kiểm soát của hình thức mua bán qua mạng, cùng các giải pháp về truyền thông trong cộng đồng, xã hội, trường lớp…
Về kinh phí và nguồn lực thực hiện Chương trình, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn TP Hà Nội) cho biết, so sánh với mặt bằng chung và so với các chương trình mục tiêu quốc gia khác, tổng mức đầu tư của chương trình này là khả thi và hợp lý.
Nhưng về cơ cấu ngân sách địa phương, đại biểu đề nghị cân nhắc nguồn vốn này, bởi nguồn thu ngân sách của từng địa phương khác nhau, có địa phương vấn nạn ma túy nhiều, nhưng khả năng cân đối thấp nên cần nghiên cứu để đảm bảo tính khả thi.
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cũng lưu ý xác định rõ ưu tiên bố trí ngân sách cho các chương trình, dự án cụ thể để đảm bảo đủ điều kiện thực hiện.
Trước đó, tại báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình của Ủy ban Xã hội của Quốc hội, nguồn vốn dự kiến thực hiện Chương trình được nhận định là ít hơn nhiều so với các chương trình mục tiêu quốc gia khác.
Trong bối cảnh chi đầu tư phát triển, chi an sinh xã hội trong giai đoạn 2026-2030 sẽ rất lớn thì việc dự kiến bố trí nguồn vốn như vậy là phù hợp.
Để bảo đảm nguồn vốn kịp thời, hiệu quả, Ủy ban Xã hội đề nghị làm rõ các quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình.
Phương án bố trí vốn, tập trung đầu tư vốn cần tránh dàn trải, lãng phí, có kế hoạch phân kỳ đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp theo thứ tự ưu tiên cho những địa bàn khó khăn, trọng điểm.
Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư Chương trình đã đề ra các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến 2030. Trong đó, với nhóm chỉ tiêu về giảm cung, Chính phủ đề xuất hàng năm số vụ phạm tội về ma túy được phát hiện, bắt giữ tại khu vực biên giới, tuyến đường biển, đường hàng không, chuyển phát nhanh tăng trên 3%. Số vụ phạm tội về ma túy có tổ chức xuyên quốc gia được phát hiện, bắt giữ tăng trên 3%; số vụ phạm tội lợi dụng không gian mạng được phát hiện, triệt phá tăng trên 5%; góp phần tăng trên 3% số vụ phạm tội về ma túy được phát hiện, bắt giữ toàn quốc mỗi năm. Hơn nữa, trên 80% cán bộ, chiến sĩ lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc lực lượng Công an nhân dân, Cảnh sát biển, Hải quan được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu về lĩnh vực có liên quan đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. |