VHO - Sự ra đời và thịnh hành của sách Kỷ lục Guinness đã không chỉ kích hoạt cuộc ganh đua gay cấn về phá kỷ lục cũ để lập kỷ lục mới mà còn làm cho những lĩnh vực,ếnkỷlụcGuinnessthànhvănhóaquốnhan dinh aegoal những chuyện được tìm cách lập kỷ lục thế giới trở nên rất đa dạng và độc đáo, thậm chí còn cả rất lạ kỳ và khôi hài. Như chuyện lập kỷ lục Guinnees thế giới về ca hát liên tục hơn 100 giờ đồng hồ liền.
Aduonum - người Ghana đã hát trong 5 ngày liên tiếp
Kỷ lục Guinness hiện tại (vẫn còn có giá trị) được ca sĩ Ấn Độ tên là Sunil Waghmare thiết lập năm 2012 với thời gian chính xác cụ thể là 105 giờ. Tức là suốt 4 ngày và 9 giờ liên tục ca hát. Các khoảng thời gian ngắn ngủi để ăn uống được tính gộp và trừ đi. Ca hát liên tục suốt thời gian dài như thế thật đúng là kỳ tích. Dịp cuối năm vừa qua, một phụ nữ ở Ghana, quốc gia ở châu Phi, đã tiến hành cuộc thi ca hát nhằm phá vỡ kỷ lục của Sunil Waghmare. Cô tên là Afou Asantewaa Adouonum. Lúc đầu, cô dự định chỉ ca hát từ ngày 24.12 đến qua ngày 27.12, theo tính toán thì đủ để vượt qua mốc 105 giờ nói trên. Nhưng rồi, cô quyết định hát luôn đến tận ngày 29.12 để cho thật chắc chắn là lập được kỷ lục Guinness mới. Ban tổ chức cuộc đua theo dõi rất sát sao, ghi chép thống kê rất chi tiết và đầy đủ thời gian những lần nghỉ để xác định ra độ dài của thời gian ca hát thật sự. Việc xác định, cộng trừ thời gian này sẽ kéo dài cả tháng, nên hiện chưa thể có sự xác định chính thức là kỷ lục Guinness thế giới mới về ca hát liên tục đã được người phụ nữ trên lập nên. Nhưng mọi dấu hiệu đều cho thấy kỷ lục cũ đã bị phá vỡ và kỷ lục mới đã được thiết lập. Ngoài ra, cũng còn có nhiều lý do trên thực tế để cho rằng kỷ lục mới sẽ tồn tại lâu dài chứ không ngắn ngủi, trừ khi nó bị chính người đã xác lập nên phá vỡ. Đối với sách Kỷ lục Guinness thế giới, kỷ lục thế giới mới đơn thuần chỉ là một kỷ lục mới. Nhưng đối với cô Adouonum và đất nước Ghana, việc lập nên kỷ lục này lại có ý nghĩa và tác động sâu rộng hơn nhiều. Thành tích cá nhân khẳng định cá nhân, thể hiện năng khiếu và đam mê, tài năng và ý chí quyết tâm làm nên việc lớn. Những điều này giúp cô Adouonum thực hiện được ước mơ và khao khát, đồng thời khiến người khác ngưỡng mộ và khâm phục, kể cả những người có quan điểm cho rằng ca hát liên tục trong suốt thời gian dài nhiều ngày đến như vậy không có ích gì, là lạm dụng nghệ thuật âm nhạc nhiều hơn là thể hiện cái hay, cái đẹp của nghệ thuật âm nhạc. Đối với đất nước Ghana, việc cô Adouonum tiến hành cuộc hành trình chinh phục kỷ lục mới lại là sự kiện văn hóa lớn. Sự tán thưởng và đồng hành của người dân và giới truyền thông tới sự kiện rất sâu rộng. Rất đông người dân ở vùng gần lẫn nơi xa đã đến chứng kiến. Rồi cả đích thân Phó Tổng thống Ghana Mahamadu Bawumia và nhiều nhân vật chức sắc, quan chức lãnh đạo cao cấp của Ghana đã đến tận nơi nghe cô Adoonum ca hát và động viên, khích lệ tinh thần người phụ nữ này. Bộ Du lịch của Ghana cũng rất ủng hộ, khích lệ và hậu thuẫn nhiệt tình cuộc đấu đặc biệt của cô Adouonum. Trong thể thao có cuộc thi đấu chạy đua marathon. Còn trong sách Kỷ lục Guinness thế giới có cuộc thi đấu Sing-a-thon, tức là cuộc thi ca hát liên tục suốt thời gian dài. Ở đây có ý tưởng biến việc thiết lập kỷ lục Guinness thế giới mới thành sự kiện văn hóa của đất nước, vừa phục vụ cho đời sống âm nhạc nghệ thuật ở trong nước vừa nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển du lịch. Đương nhiên, chính giới ở Ghana còn theo đuổi chủ định qua đó quảng bá cho hình ảnh và văn hóa quốc gia trên thế giới. Kỷ lục mới rồi đây sẽ được chính thức xác nhận và công nhận. Dù vậy, chắc chắn trên thế giới, chứ không chỉ có ở Ghana, vẫn có rất nhiều người hình dung được ra rằng có người có thể ca hát liên tục được lâu dài đến như thế.