Lãi suất neo ở mức thấp,ãisuấtđiềuhànhcótiếptụcgiảmtrongthờigiantớkết quả bóng đá cúp tây ban nha nhưng đà giảm tương đối tích cực | |
Lợi nhuận ngân hàng sẽ ra sao trước tác động của đại dịch trong nửa cuối năm | |
Giảm lãi suất cho vay: Phải giảm thực chất |
Giảm lãi suất điều hành chưa phải là giải pháp thích hợp trong thời điểm hiện nay. |
Để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong năm 2020 và 7 tháng năm 2021, NHNN đã 3 lần giảm đồng bộ các mức lãi suất điều hành với quy mô lớn (1,5-2,0%/năm), đồng thời có các biện pháp chỉ đạo, điều hành, kêu gọi các tổ chức tín dụng (TCTD) giảm các mức lãi suất cho vay.
Tuy nhiên, trước diễn biến khó lường của đại dịch, một số ý kiến cho rằng, NHNN sẽ có động thái nới lỏng chính sách tiền hơn, trong đó có việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc htiền gửi đối với nhiều kỳ hạn và loại tiền khác nhau. Hơn nữa, lãi suất điều hành có thể giảm thêm nhằm gián tiếp có thêm nguồn vốn “giá rẻ” hơn bơm ra nền kinh tế.
Trước những ý kiến này, trong trao đổi với báo chí vừa qua, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho hay, đối với việc tăng hay giảm lãi suất điều hành, NHNN phải cân nhắc, tính toán kỹ, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan.
Theo đó, để có lãi suất điều hành phù hợp thì phải phụ thuộc vào diễn biến khách quan của nền kinh tế, dựa trên yêu cầu về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tài chính. Để điều hành kinh tế vĩ mô, cần phải căn cứ vào biến động của tình hình kinh tế thế giới, các chính sách tiền tệ phải bảo đảm theo hướng linh hoạt, bảo đảm ổn định kiểm soát lạm phát, giữ các cân đối lớn của nền kinh tế trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
Hơn nữa, qua phân tích diễn biến thị trường, NHNN nhận thấy vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại, hay còn gọi là thanh khoản của các ngân hàng dồi dào, lãi suất thị trường liên ngân hàng khá thấp, cầu tín dụng ra nền kinh tế không cao.
“Do đó, việc giảm lãi suất điều hành chưa phải là giải pháp thích hợp và phát huy tác dụng trong thời điểm hiện nay. NHNN không cho rằng việc giảm tiếp lãi suất điều hành là hợp lý, mà cần cân đối bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, kiểm soát lạm phát trong năm 2021 cũng như những năm tới”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.
Tuy nhiên, với vai trò của mình, NHNN vẫn đang theo dõi chặt các diễn biến để có các công cụ hữu hiệu, vận dụng linh hoạt chính sách tiền tệ đúng thời điểm, từ đó phát huy tác dụng, đạt hiệu quả cao nhất.
Nói thêm về việc điều hành lãi suất của NHNN, chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực cho rằng, lãi suất đang trên đà giảm tương đối tích cực, nhưng không thể nới lỏng quá mức vì còn liên quan đến dịch chuyển kênh đầu tư và kiềm chế lạm phát.
Theo TS. Lực, từ nay đến cuối năm, lạm phát được dự báo khoảng 3%, lực cầu còn yếu nhưng không thể chủ quan với lạm phát mà cũng không thể bóp nghẹt quá. Đặc biệt, việc điều hành kinh tế cần lu ý đến “bong bóng” bất động sản, chứng khoán, nhất là các động thái của quốc tế về nâng lãi suất, điều hành chính sách tiền tệ.
Còn theo TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, xu hướng thắt chặt thêm chính sách tiền tệ trên thế giới là chắc chắn. Bởi lạm phát đã tăng mạnh ở nhiều quốc gia. Chính vì vậy, từ đầu năm đến nay, ngân hàng trung ương một số quốc gia đã tăng lãi suất cơ bản hoặc thu hẹp dần các gói nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế.