Theảnlýthịtrườngđẩymạnhkiểmtracácthươnghiệuthờitranggiảdanhxuấtxứtile keo chau ao nguồn VTC News, ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lí Thị trường Hà Nội cho biết, đơn vị đã nắm được thông tin về một số thương hiệu thời trang bị tố giả danh xuất xứ. Cũng theo lãnh đạo Quản lý Thị trường Hà Nội, hàng hóa quần áo may mặc hay giày dép ở Việt Nam hầu hết đều được gia công ở nước ngoài. “Kể cả các thương hiệu đồ da nổi tiếng cũng đều được gia công ở nước ngoài hết. Các mặt hàng quần áo của nhiều thương hiệu lớn tại Việt Nam cũng tình trạng tương tự. Việc gia công ở nước ngoài là được phép tuy nhiên khi nhập về Việt Nam cần ghi rõ nguồn gốc xuất xứ. Việc nhiều thương hiệu tự ý gắn mác made in Vietnam, trong khi hàng hóa lại được gia công ở nước ngoài là sai quy định”. Kho hàng vừa bị lực lượng QLTT Hà Nội bắt giữ vì gian lận xuất xứ nguồn gốc.Ông Chu Xuân Kiên cũng thừa nhận, quy định về cấp C/O ở Việt nam đang có nhiều vướng mắc. Nhiều doanh nghiệp cố tình gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Mới đây, hãng thời trang Seven.AM bị tố sử dụng nhiều sản phẩm nhập từ Trung Quốc nhưng được gắn mác thương hiệu Việt Nam. Liên quan đến thông tin này, ông Nguyễn Vũ Hải Anh, Tổng GĐ công ty sở hữu thương hiệu Seven.AM xác nhận có nhập hàng Trung Quốc nhưng đều có hoá đơn. Ngoài các sản phẩm quần áo, một số mẫu túi da tại Seven.am cũng không ghi nguồn gốc xuất xứ, chỉ có một mác nhỏ ghi dòng chữ "SEVEN.am", mã vạch, tên sản phẩm, năm sản xuất và giá. Các nhãn hiểu không rõ nguồn gốc xuất xứ chuẩn bị thay thế bằng nhãn hiệu Việt Nam.Chiều 4/11, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (Đội QLTT số 17) kiểm tra cơ sở may mặc tại 503 Bát Khối, phường Thạch Bàn, quận Long Biên. Tại thời điểm kiểm tra công nhân may của cơ sở này đang thực hiện việc cắt tem nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và đính thay bằng nhãn NEM, IFU trên các sản phẩm quần áo. Số lượng 66 bao tải quần áo các loại có chữ nước ngoài, 2130 sản phẩm quần áo đã gắn nhãn IFU, 16 bao quần áo gắn nhãn NEM, 6 bao túi xách và 04 bao quần áo đã cắt nhãn gốc. Ước tổng khối lượng hàng hóa khoảng 4 tấn, tổng trị giá hàng hóa khoảng 2 tỷ đồng. Theo lực lượng QLTT, toàn bộ hàng hóa trên do nước ngoài sản xuất, chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. |