【kết quả giải vô địch quốc gia phần lan】Liên kết phát triển logistics – động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam bộ
Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ (đeo cà vạt đỏ) trao đổi với các doanh nghiệp. Ảnh: T.H |
Tiềm năng phát triển chuỗi logistics
Diễn đàn do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, Hiệp Hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phối hợp tổ chức nhằm nhận diện, tháo gỡ điểm nghẽn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp các tỉnh Vùng Đông Nam bộ tìm hiểu, liên kết để khai thác hiệu quả nguồn lực đầu tư, cơ sở vật chất, các dịch vụ hỗ trợ nhằm mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm chi phí,… góp phần hiện thực mục tiêu phát triển Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển, có tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm đầu của khu vực và thế giới.
Theo Ban tổ chức, Đông Nam bộ là vùng kinh tế động lực quan trọng của cả nước, đóng góp khoảng 40% GDP và khoảng 50% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu và ngân sách cả nước. Là khu vực tập trung hạ tầng logistics quan trọng, vùng Đông Nam Bộ hiện có gần 18.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực logistics, chiếm 46% trong số 39.000 doanh nghiệp logistics cả nước và đảm nhận 45% tổng khối lượng hàng hóa cũng như hơn 60% khối lượng hàng container cả nước.
Theo ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về “phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã xác định mục tiêu, đến năm 2030, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 8 - 8,5%.
Đặc biệt, Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Chủ tịch vừa được thành lập nhằm hoàn thiện thể chế, cơ chế điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ theo Nghị quyết 24-NQ/TW. Đổi mới cơ chế điều phối, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng phát triển nhanh, liên ngành về liên kết vùng, phát triển bền vững khu vực Đông Nam Bộ.
Hai trong 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng được nêu rõ “Điều phối trong lĩnh vực đô thị, logistics, dịch vụ chất lượng cao gồm trung tâm tài chính, trung tâm logistics vùng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số”. Đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, cần phải nghiên cứu đầu tư hệ thống đường sắt tốc độ cao để tăng cường giao thương, giảm chi phí logistics.
Tháo gỡ điểm nghẽn logistics
Chia sẻ về quy hoạch, định hướng phát triển logistics của Bà Rịa- Vũng Tàu, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ cho biết, địa phương có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục đường xuyên Á, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hệ thống cảng nước sâu được xếp loại đặc biệt của quốc gia có thể tiếp nhận tàu container trọng tải 80.000 ÷ 250.000 tấn (6.000÷24.000 TEU) và lớn hơn, đồng thời giữ vai trò cửa ngõ hướng ra biển của vùng.
Đặc biệt, Nghị quyết 24-NQ/TW cũng xác định đầu tư phát triển hệ thống logistics và cảng trung chuyển quốc tế tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là hoàn toàn phù hợp với tiềm năng và lợi thế mà tỉnh đang có. Nghị quyết quyết định “Hình thành Khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ”, đây là một chủ trương mới, nhằm tạo không gian đặc thù, tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng Đông Nam bộ, đóng vai trò làm “đầu tàu” kéo theo sự phát triển của cả Vùng và cả nước.
Các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm hoàn thiện hạ tầng logistics |
So với các địa phương nằm trong Vùng Đông Nam bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều yếu tố thuận lợi hơn để phát triển ngành dịch vụ logistics. Theo Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 8/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Bà Rịa - Vũng Tàu quy hoạch 69 dự án cảng biển, trong đó có 50 dự án cảng đang hoạt động với tổng công suất thiết kế 150 triệu tấn/năm. Hiện tại, tỉnh có 8 dự án cảng container lớn với công suất 8,3 triệu TEU/năm, trong đó cảng Cái Mép - Thị Vải là một trong 19 cảng lớn của thế giới đón được “siêu” tàu lớn nhất hiện nay. Nhờ hệ thống cảng biển nước sâu mà kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cảng ở Bà Rịa - Vũng Tàu liên tục tăng.
Tuy nhiên, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng và Vùng Đông Nam bộ hiện có nhiều "điểm nghẽn" mà nổi bật là cơ sở hạ tầng, là thách thức cho hoạt động logistics, giảm sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Nghị quyết số 24-NQ/TW cũng đã chỉ ra các “điểm nghẽn” phát triển vùng trong đó có “mạng lưới kết cấu hạ tầng cấp vùng, liên vùng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và liên vùng còn thiếu, yếu, chưa đồng bộ; nguồn nhân lực logistics chất lượng cao chưa đáp ứng được nhu cầu; chi phí logistics còn cao; sự liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất-xuất nhập khẩu và doanh nghiệp logistics hiệu quả thấp; chưa hình thành được các trung tâm logistics quy mô lớn, có vai trò trung chuyển hàng hóa đa phương thức của vùng”.
Chia sẻ về tình hình XNK hàng hàng hóa kết kết nối với cảng Cái Mép, ông Nguyên Xuân Kỳ, Tổng Giám đốc cảng quốc tế Cái Mép cho biết, cảng Cái Mép là cửa ngõ XNK hàng hóa của Việt Nam đi các nước, hàng tuần có 3 tàu rời cảng Cái Mép đi Mỹ. Ông Kỳ cũng nêu 4 đề xuất, kiến nghị, như: đảm bảo các tuyến đường kết nối liên vùng; sớm hình thành khu thương mại tự do; điều chỉnh giá xếp dỡ tại cảng Cái Mép và đề xuất "cảng mở" tại Cái Mép.
Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Đặng Vũ Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội VLA cho rằng, cần đẩy mạnh việc tăng nguồn hàng thông qua liên kết vùng. Trong đó, ưu tiên phát triển nguồn hàng tại chỗ trước khi phát triển nguồn hàng trung chuyển, tạo điều kiện phát triển nguồn hàng XNK cho địa phương.
Tại diễn đàn, các đại biểu cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp hoàn thiện hạ tầng logistics cho phát triển vận tải đa phương thức; phát triển khu thương mại tự do, tạo đột phá chiến lược phát triển cảng biển và kinh tế.
相关文章
Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
(Nguồn: Instituto Butantan)Con rắn trên nặng 1,5kg và dài 1,7m.Lần gần đây nhất con người phát hiện2025-01-11President Thưởng wraps up official visit to Japan
President Thưởng wraps up official visit to JapanNovember 30, 2023 - 23:492025-01-11- First Cambodia-Laos-Việt Nam Parliamentary Summit wraps upDecember 06, 2023 - 22:122025-01-11
Belarusian Prime Minister visits Hưng Yên
Belarusian Prime Minister visits Hưng YênDecember 08, 2023 - 10:092025-01-11Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng
Ảnh minh họa.Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 18 của Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt l2025-01-11NA Chairman Huệ meets with Party General Secretary, President of Laos
NA Chairman Huệ meets with Party General Secretary, President of LaosDecember 04, 2023 - 21:52025-01-11
最新评论