Hôm nay (1-6), Thông tư số 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế có hiệu lực, các cơ sở y tế công lập sẽ chính thức áp dụng giá viện phí mới cho hơn 1.900 dịch vụ y tế đối với nhóm đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và một số dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT. Trước thông tin trên, qua những đợt tiếp xúc cử tri, người dân trên địa bàn tỉnh đã phản ánh với HĐND tỉnh về việc dịch vụ y tế tăng thì chất lượng khám chữa bệnh và những đối tượng không tham gia BHYT sẽ như thế nào? Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Báo Bình Dương đã có cuộc phỏng vấn ông Trịnh Đức Tài (ảnh), Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh.
- Thực hiện Thông tư 02 của Bộ Y tế, từ đầu tháng 6 sẽ có đợt điều chỉnh viện phí, riêng Bình Dương việc điều chỉnh này có gì khác so với những tỉnh, thành khác, thưa ông?
- Theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế thì kể từ ngày 1-6-2017, các cơ sở y tế công lập sẽ chính thức áp dụng giá viện phí mới cho hơn 1.900 dịch vụ y tế đối với nhóm đối tượng không có thẻ BHYT, nhiều dịch vụ y tế có mức tăng từ 2 - 4 lần so với giá cũ và sẽ do người bệnh chi trả 100%.
Trong thông tư cho phép từng địa phương áp dụng mức tăng phù hợp tại các cơ sở y tế. Do đó, tại Bình Dương việc tăng viện phí đang được UBND tỉnh xin ý kiến của HĐND tỉnh thông qua, chậm nhất là tháng 12-2017 vào kỳ họp lần thứ 4 để có những mức quy định cụ thể. Do đó, người dân chưa có BHYT có thời gian tham gia để được chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, tránh tình trạng rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi gặp bệnh hiểm nghèo.
Người dân đăng ký khám bệnh và nhận thuốc BHYT tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Phúc
- Lần điều chỉnh này với hơn 1.900 dịch vụ y tế sẽ tạo áp lực rất lớn cho người không có BHYT, ông có thể dẫn chứng một vài ví dụ cụ thể để người dân hiểu rõ hơn sự tăng giá?
- Theo Thông tư 02 có 3 nhóm dịch vụ dành cho người chưa có thẻ BHYT được điều chỉnh khung giá tối đa, bao gồm: Giá dịch vụ khám bệnh, kiểm tra sức khỏe; giá dịch vụ ngày giường điều trị; giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm dành cho các hạng bệnh viện. Trong 3 nhóm dịch vụ này, cả hai nhóm dịch vụ khám bệnh và dịch vụ ngày giường điều trị đều có mức tăng giá rất mạnh, cao gấp 2 - 4 lần so với giá hiện tại.
Để người dân hiểu thêm về dịch vụ y tế tăng, tôi đưa ra một số ví dụ cụ thể, như: Tiền khám bệnh tăng gấp 4 lần ở phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã; tăng 2 lần ở bệnh viện hạng 1 và hạng 2. Theo quy định mới, tiền khám tối đa ở bệnh viện hạng đặc biệt và bệnh viện hạng 1 là 39.000 đồng/lượt; hạng 2 là 35.000 đồng/lượt; hạng 3 là 31.000 đồng/lượt và bệnh viện hạng 4/phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tếxã là 29.000 đồng/lượt. Đối với việc chụp X.quang động mạch vành hoặc thông tim, chụp buồng tim dưới DSA tăng từ 5,1 triệu đồng lên gần 5,8 triệu đồng; chụp và can thiệp tim mạch dưới DSA từ 6 triệu lên gần 6,7 triệu đồng; nội soi ổ bụng từ 575.000 đồng tăng lên 793.000 đồng...
- Thưa ông, việc tăng giá dịch vụ y tế lần này có góp phần tăng tỷ lệ người tham gia BHYT?
- Thời gian qua, Bình Dương đã hết sức nỗ lực để duy trì và phát triển đối tượng tham gia BHYT, tạo nguồn thu lớn để bảo đảm thực hiện tốt chính sách BHYT cho người tham gia trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, do vẫn còn nhiều người dân trong tỉnh chưa hiểu rõ về quyền lợi và trách nhiệm tham gia nên tỷ lệ mặc dù có tăng qua từng năm nhưng chưa được cao. Như tôi đã nói, với Thông tư 02, chúng ta sẽ tạo sự công bằng hơn trong việc thực hiện chính sách chung khi giá dịch vụ y tế tương đương nhau khi cung cấp cho cả người có thẻ BHYT và không có BHYT và đương nhiên là có thẻ BHYT sẽ được lợi hơn. Việc tăng giá chắc chắn có tác động đến ý thức tham gia BHYT của người dân, càng rõ hơn tầm quan trọng và ý nghĩa của BHYT. Tuy nhiên, chúng ta không nên và không thể trông chờ việc tăng giá dịch vụ y tếlà yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy tham gia BHYT của người dân, mà phải tích cực tác động vào ý thức người dân.
- Với vai trò đại diện cho tiếng nói người dân, qua những lần tiếp xúc cử tri, ông có thể cho biết tại sao người dân chưa tham gia BHYT và cần làm gì để thay đổi cách suy nghĩ của người dân để họ chủ động hơn trong việc tham gia BHYT?
- Qua những lần tiếp xúc, nhiều người dân không tham gia BHYT vì sợ bị phân biệt giữa khám dịch vụ và khám bảo hiểm; sợ thuốc không tốt, giá mua BHYT quá cao… Do đó, để thay đổi những suy nghĩ đó cần được tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức. Mặt khác, các cơ sở khám chữa bệnh cần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; đội ngũ y bác sĩ nên thay đổi thái độ phục vụ; cải cách thủ tục hành chính… Các ngành chức năng cần rà soát cụ thể những đối tượng chưa tham gia BHYT để có cách hướng dẫn, giúp đỡ họ tham gia. Về phía Sở Y tế cần đầu tư, sử dụng hiệu quả thiết bị khám chữa bệnh, tránh tình trạng “đắp mền” những máy móc hiện đại do không có bác sĩ sử dụng.
- Xin cảm ơn ông!
THIÊN LÝ(thực hiện)
【nhận định nottingham forest】Thực hiện Thông tư số 02/2017/TT
人参与 | 时间:2025-01-27 01:42:16
相关文章
- Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- Chọn người có tín nhiệm cao nhất làm Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội
- Chủ tịch nước cùng kiều bào dâng hương tại Hoàng thành
- U19 Việt Nam thắng ấn tượng trước U19 Nga
- Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
- Phản ứng sau tiêm vắc xin phòng Covid
- Ba sáng kiến của Việt Nam về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia
- Cần một “thượng phương bảo kiếm” để tiếp tục “ngọn lửa” cải cách
- Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Malaysia tại Việt Nam
评论专区