Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa nhất trí thông qua nghị quyết mới nhằm đáp trả vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Triều Tiên hồi đầu tháng này. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (bìa phải). Ảnh: AP Nghị quyết này nhằm vào nguồn nhập khẩu sản phẩm hóa dầu và nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu lao động của Triều Tiên. TheệnhtrừngphạtmớicủaLHQlmTriềuTinnổigiậkèo manchestero đó, Hội đồng Bảo an LHQ sẽ cắt gần 90% xuất khẩu xăng dầu tinh luyện đến Triều Tiên, đặt giới hạn 500.000 thùng/năm. Nghị quyết cũng đồng thời yêu cầu các nước cho người lao động Triều Tiên hồi hương trong vòng 24 tháng. Bản dự thảo nghị quyết do Mỹ đệ trình trước đó yêu cầu người lao động Triều Tiên ở nước ngoài phải hồi hương trong vòng 12 tháng. Dự thảo này cũng đề nghị hạn mức dầu thô xuất khẩu cho Triều Tiên là 4 triệu thùng/năm, đồng thời đề nghị Hội đồng Bảo an LHQ giảm hạn mức nếu như Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm hạt nhân hoặc ICBM. Phản ứng lại lệnh trừng phạt trên của LHQ, Bộ Ngoại giao Triều Tiên ngày 24-12 tuyên bố các lệnh trừng phạt mới nhất chống lại Triều Tiên là một hành động chiến tranh và nó tương tự như một cuộc phong tỏa kinh tế toàn cầu nhằm vào Bình Nhưỡng, đồng thời đe dọa sẽ giáng đòn trừng phạt vào những quốc gia ủng hộ biện pháp này. Bình Nhưỡng cho rằng, Mỹ sợ hãi trước sức mạnh hạt nhân của Triều Tiên nên “mượn đao giết người” bằng các biện pháp trừng phạt nhằm gây áp lực, đối phó với nước này. Đồng thời cho rằng: “Các nước đang “theo đuôi” Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đang vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Triều Tiên. Nó giống như là một hành động chiến tranh, hoàn toàn không phải giải pháp”. Trước đó, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tuyên bố lực lượng hạt nhân của nước này đã hoàn thiện sau khi thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-15 - loại tên lửa mới được Bình Nhưỡng mô tả có khả năng tấn công mọi vị trí trên đất Mỹ. Tại Hội nghị bí thư chi bộ lần thứ 5 của Đảng Lao động Triều Tiên (WPK) được tổ chức ở Bình Nhưỡng, ông Kim Jong-un nói rằng Triều Tiên “đã thành công trong sứ mệnh lịch sử hoàn thiện lực lượng hạt nhân của đất nước dù trong bối cảnh thiếu hụt tất cả mọi thứ và phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách do kẻ thù gây ra”. Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết, vũ khí hạt nhân họ theo đuổi là để tự vệ và điều này không trái với luật pháp quốc tế và khẳng định: “Chúng tôi sẽ củng cố hơn nữa sự răn đe hạt nhân tự phòng vệ nhằm mục đích loại bỏ căn bản các mối đe dọa hạt nhân cũng như các hành động hăm dọa, thù địch của Mỹ và thiết lập cán cân sức mạnh với nước này”. Triều Tiên cũng cảnh báo, những quốc gia đã giơ tay ủng hộ thông qua lệnh trừng phạt sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm gây ra, đồng thời đe dọa rằng họ sẽ phải trả giá đắt vì những gì đã làm. Tuy nhiên, các đồng minh của Triều Tiên là Trung Quốc và Nga đều đã ủng hộ nghị quyết áp đặt lệnh trừng phạt mới của Hội đồng Bảo an LHQ nhằm vào Bình Nhưỡng. Trong một động thái liên quan, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá nghị quyết mới nhất đã tái khẳng định nhu cầu giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình thông qua đối thoại. Thực tế, nghị quyết được thông qua là điều kiện để Mỹ chấp nhận thỏa hiệp không nhắc tới khả năng yêu cầu LHQ cho phép hành động quân sự. Đây cũng chính là lập trường của Trung Quốc và Nga về bán đảo Triều Tiên. Bởi lẽ, viễn cảnh chiến tranh sẽ nổ ra trên bán đảo Triều Tiên cũng đã được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đề cập. Điều này cũng được Tổng thống Mỹ Donald Trump nói “bóng gió” nhiều lần. Giới quan sát nhận định, mặc dù nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an LHQ là giải pháp tình thế mang tính điều kiện để loại trừ khả năng Mỹ dùng quân sự tấn công Triều Tiên. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng cho đây là một hành động bao vây kinh tế toàn diện đối với Triều Tiên và là lời khiêu khích cho cuộc chiến tranh. Nhiều khả năng Triều Tiên đáp trả lại bằng việc tiếp tục thử tên lửa đạn đạo nhằm đối phó với Mỹ và những quốc gia liên quan. Đây được ví như là chất xúc tác đẩy nhanh sự phát triển hạt nhân của Triều Tiên trong thời gian tới. HN tổng hợp |