88Point88Point

【hải phòng vs bình dương】Doanh nghiệp vận tải biển đầu tư mở rộng đội tàu

Hãng tàu đầu tiên tại Việt Nam cam kết không tăng giá cước vận tải container
Thêm doanh nghiệp vận tải biển sắp mở rộng đội tàu
Lợi nhuận khả quan,ệpvậntảibiểnđầutưmởrộngđộitàhải phòng vs bình dương doanh nghiệp vận tải biển tăng đầu tư cho đội tàu
Những doanh nghiệp sở hữu đội tàu quy mô lớn đang được hưởng lợi từ xu thế giá cước vận tải leo thang. 	Ảnh: ST
Những doanh nghiệp sở hữu đội tàu quy mô lớn đang được hưởng lợi từ xu thế giá cước vận tải leo thang. Ảnh: ST

Lợi thế từ giá cước vận tải

Thống kê số liệu từ Cục Hàng hải Việt Nam, 8 tháng đầu năm 2021, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ước đạt hơn 480,4 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng hàng hóa container qua hệ thống cảng biển Việt Nam 8 tháng vẫn có mức tăng trưởng hai con số với mức tăng 18%, ước đạt gần 16,8 triệu TEUs.

Báo cáo cập nhật ngành logistics của SSI Research nhận định, trong khi giá cước vận chuyển hàng rời và hàng lỏng khá ổn định thì giá cước container đã tăng gấp 4 lần so với mức trước dịch. Đặc biệt, ở một số tuyến nhu cầu vận tải cao, giá cước thậm chí đã tăng tới 4-8 lần trong một năm. Thời gian tới, giá cước chưa hạ nhiệt cùng tiềm năng lưu chuyển hàng hóa vẫn còn lớn là động lực tăng trưởng của nhóm vận tải biển. Trên thực tế, các doanh nghiệp đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong nửa đầu năm. Nhờ đó những doanh nghiệp sở hữu đội tàu quy mô lớn đang được hưởng lợi từ xu thế giá cước vận tải leo thang.

Theo kết quả kinh doanh ước tính vừa công bố, Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí (PVTrans, mã PVT-HoSE) ước doanh thu 8 tháng đầu năm 2021 đạt 4.930 tỷ đồng, đạt 82% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất khoảng 620,8 tỷ đồng, vượt 24% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận 2 tháng gần đây thấp hơn bình quân giai đoạn trước khiến mức tăng trưởng lợi nhuận chững lại. Dù vậy, mức tăng trưởng hai con số vẫn là mức tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn này.

Lũy kế tính tới tháng 8/2021, tổng doanh thu của Công ty Cổ phần Vận tải sản phẩm khí Quốc tế - Gas Shipping (HOSE: GSP) đạt 1.130 tỷ đồng, đạt 138% so với kế hoạch đề ra; lợi nhuận sau thuế đạt 37,7 tỷ đồng, vượt 20% so với kế hoạch kinh doanh đầu năm. Trong 8 tháng đầu năm 2021, đội tàu Gas Shipping vận chuyển được 682 chuyến hàng với tổng khối lượng vận chuyển khoảng 773.399 tấn LPG. Trong đó 2 khách hàng chính, chiếm tỷ trọng lớn là Công ty Kinh doanh Sản phẩm khí (KDK) và Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR). Diễn biến tăng giá dầu, sau thỏa thuận cắt giảm nguồn cung từ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đồng minh, được cho là nguyên nhân giúp các khách hàng chính trên gia tăng nguồn thu, qua đó gián tiếp tác động tích cực đến kết quả hoạt động của GSP trong kỳ.

Tích cực nâng cấp đội tàu

Tận dụng giá cước vận tải biển tăng cao, nhiều doanh nghiệp đã tích cực thuê, tiếp nhận và lên kế hoạch đóng mới tàu có tải trọng lớn. Đây cũng là kế hoạch dài hơi được nhiều doanh nghiệp triển khai trong cả năm 2021 và giai đoạn tới. Trước đó, vào đầu tháng 7, PVTrans đã thông qua một đơn vị thành viên đã tiếp nhận tàu chở khí hóa lỏng lạnh loại VLGC đầu tiên - tàu NV Aquamarine. Đây cũng là lần thứ ba trong năm, PVTrans mở rộng đội tàu của mình. Trước đó, doanh nghiệp này từng tiếp nhận tàu PVT AZURA vào đầu tháng 2 và tàu PVT DAWN vào tháng 3. Hiện PVTrans đang là đơn vị vận tải biển duy nhất trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sở hữu đội tàu vận tải hàng lỏng lớn nhất cả nước gồm 34 chiếc với tổng tải trọng khoảng một triệu DWT. Để nâng cao năng lực vận tải, doanh nghiệp này dự kiến đầu tư thêm 15 tàu. Động thái trên sẽ giúp PVTrans giữ vững thị phần vận tải nội địa và tiếp tục mở rộng ra thị trường quốc tế với 80% đội tàu đang hoạt động tại nhiều khu vực. Hiện PVTrans bắt đầu tham gia vào các thị trường vận tải có tiêu chuẩn cao như châu Âu, Bắc Mỹ...

Không chỉ PVTrans, nhằm tạo bước phát triển về quy mô vốn, tài sản cũng như đa dạng hóa loại tàu giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, Gas Shipping đã tranh thủ thời điểm thị trường thuận lợi để đầu tư thành công 1 tàu dầu/hóa chất có trọng tải khoảng 20.000DWT. Ngày 17/9, Gas Shipping đã chính thức tiếp nhận tàu Shamrock Jupiter (IMO: 9416082) tại Cảng Santos – Brazil, tàu được đưa vào khai thác ngay tại thị trường châu Mỹ.

Theo Gas Shipping, với việc tiếp nhận tàu Shamrock Jupiter, lần đầu tiên kể từ khi thành lập tổng tài sản Gas Shipping đã vượt mốc 1.100 tỷ đồng. Đây là bước ngoặt lớn, là tiền đề Công ty trẻ hóa và đa dạng hóa size tàu, chủng loại tàu đón đầu sự phục hồi của thị trường vận tải biển quốc tế dự kiến phục hồi vào cuối năm 2021, đầu năm 2022 sau khi đại dịch Covid 19 được khống chế trên quy mô toàn cầu.

Cũng có cùng tầm nhìn chiến lược, Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HoSE: HAH) đã thông qua phương án đóng mới tàu chuyên chở container 1.800 teu tại Trung Quốc. Trước đó, Hải An đầu tư thêm 2 tàu mới là HaiAn West (1.740 teu) và Hải An East (1.702 teu) sau khi đã mua tàu HaiAn View (1.577 teu) vào tháng 7/2020. Song song đó, HAH cũng thực hiện thanh lý những con tàu có tuổi đời lớn như HAIAN SONG. Kế hoạch này cho thấy, chiến lược "trẻ hóa" đội tàu biển của HAH nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải tăng cao cả ở nội địa và quốc tế.

Không chỉ nâng cấp đội tàu, trong bối cảnh thị trường trong nước và thế giới đang khan hiếm vỏ container do ảnh hưởng của dịch bệnh gây nên sự ùn tắc nghiêm trọng tại các cảng biển, thực hiện kế hoạch đầu tư năm 2021, HAH cũng đã đầu tư mua thêm gần 3.000 TEU vỏ container loại 20’ và 40’, lô vỏ container đầu tiên đã được đưa vào khai thác. Đồng thời, Công ty đã đặt đóng mới tại Trung Quốc 900 TEU container loại 20’ và 1.000 TEU loại 40’, tổng cộng 2.900 TEU. Theo HAH, việc bổ sung gần 3.000 TEU vỏ container mới trong thời điểm này có ý nghĩa hết sức đặc biệt, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo cung cấp đủ vỏ container với chất lượng tốt cho khách hàng ở cả trong và ngoài nước.

赞(33)
未经允许不得转载:>88Point » 【hải phòng vs bình dương】Doanh nghiệp vận tải biển đầu tư mở rộng đội tàu