Đầu tư lớn tại Việt Nam
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư,ìmnhàcungcấptạichỗchodựántriệtỷ lệ bóng đá cúp c2 ông Lê Hoài Quốc, Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) cho biết, Tập đoàn Nipro vừa được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tưcho dự ántại SHTP.
Cụ thể, dự án này được triển khai trên diện tích gần 10 ha tại SHTP, với vốn đầu tư giai đoạn I là 300 triệu USD. Nhà máy này sẽ sản xuất ống thông, ống dẫn máu và các thiết bị khác hỗ trợ việc lọc thận. Ngoài cung cấp cho thị trường Việt Nam, sản phẩm của nhà máy này sẽ xuất khẩu sang Nhật Bản, các nước Đông Nam Á…
. |
Tại Dự án, Nipro sẽ xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D).
“Nhà đầu tư đã triển khai các thủ tục theo quy định để khởi công xây dựng nhà máy ngay trong năm nay và dự kiến đến cuối năm 2018 sẽ đi vào sản xuất, đưa sản phẩm ra thị trường”, ông Quốc cho biết.
Cũng theo ông Quốc, theo kế hoạch của nhà đầu tư, vốn đầu tư cho dự án của Nipro tại SHTP sẽ tăng lên 500 triệu USD, rồi 700 triệu USD vào năm 2030.
Thông tin từ nhà đầu tư, Tập đoàn Nipro có trụ sở tại TP. Osaka (Nhật Bản), hiện đứng thứ hai thị trường toàn cầu về thiết bị lọc thận. Nipro đầu tư lớn tại Việt Nam là nhằm nâng công suất sản xuất thiết bị, từ đó đáp ứng nhu cầu lọc thận đang ngày càng tăng tại Việt Nam và các thị trường khác. Ngoài ra, chi phí nhân công thấp cũng là một phần quan trọng cho quyết định đầu tư sang Việt Nam của “đại gia” này. Nipro không tiết lộ công suất của nhà máy tại SHTP, song cho biết, mục tiêu doanh thu của nhà máy là khoảng 79 triệu USD vào năm 2025.
Trước đó, Nipro đã có một nhà máy ở Hải Phòng, tuy cùng ngành nghề sản xuất thiết bị y tế, nhưng mặt hàng có khác so với nhà máy tại SHTP. Nhà máy tại Hải Phòng được xây dựng ngoài khu công nghiệp và không có hoạt động R&D.
Cơ hội cho doanh nghiệptrong nước
Khác với Samsung - một đại gia trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, đồ gia dụng đang triển khai dự án khủng tại SHTP, Nipro không cam kết cụ thể về tỷ lệ nội địa hóa. Tuy nhiên, vốn đầu tư cam kết của Nipro không hề nhỏ và quan trọng hơn, lĩnh vực sản xuất của “đại gia” này có tiềm năng lớn, lại khá phù hợp với khả năng phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao.
“Chúng tôi đang đàm phán với nhà đầu tư về những sản phẩm có lộ trình nội địa hóa và đó sẽ là cơ hội rất tốt cho các nhà cung cấp nội địa”, ông Quốc nói.
Cũng theo ông Quốc, dù không cam kết cụ thể về tỷ lệ nội địa hóa, song Nipro bày tỏ mong muốn tìm nhà cung ứng tại chỗ để giảm chi phí.
Theo chia sẻ của ông Quốc, SHTP có kế hoạch kết hợp với Nipro tổ chức các buổi giới thiệu nhu cầu và kết nối với các doanh nghiệp trong nước.
Trong thực tế, phần lớn các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam đều có các doanh nghiệp nước ngoài nằm trong chuỗi cung ứng vệ tinh của họ. Họ đầu tư đến đâu, các vệ tinh sẽ đi theo đến đó. Tuy nhiên, bản thân các “đại gia” này vẫn cần mở rộng chuỗi cung ứng. Họ luôn rải đơn hàng ra cho nhiều nhà cung cấp, để các nhà cung cấp cạnh tranh, chào giá tốt nhất và nếu doanh nghiệp này có vấn đề hay trục trặc gì thì còn có nhà cung cấp khác.
“Qua khảo sát, nhiều doanh nghiệp cung ứng Việt Nam có tiềm năng, có thể trở thành nhà cung ứng cho Nipro. Từ nhà đầu tư này, sẽ thu hút các nhà đầu tư vệ tinh khác vào SHTP. Trước mắt, có khoảng 5 – 7 doanh nghiệp nội địa có đủ sức để trở thành nhà cung cấp cho Nipro”, ông Quốc cho biết.