【lịch thi đấu u20 hôm nay】Tiếc cho giống lúa OM 4488

时间:2025-01-09 10:54:58 来源:88Point

Kết thúc dự án “Trình diễn và xây dựng quy trình kỹ thuật phù hợp cho các giống lúa có năng suất,ếcchogiốlịch thi đấu u20 hôm nay chất lượng cao làm nền tảng phục vụ cho phát triển sản xuất của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang”, chủ nhiệm dự án thạc sĩ Phạm Hoài An đã đưa ra khuyến nghị nên sử dụng giống OM 4488. Tuy nhiên thời gian qua, giống lúa này chưa được nhân rộng mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội.

Đa số nông dân tham gia mô hình trình diễn đều đánh giá cao chất lượng giống OM 4488.

Theo thạc sĩ Phạm Hoài An, giống lúa OM 4488 có thời gian sinh trưởng 90 ngày, năng suất bình quân 6-8 tấn/ha, thích nghi cả vụ Đông xuân và Hè thu, chống chịu phèn tốt. Vì vậy, ông đã khuyến nghị nông dân và chính quyền địa phương sử dụng rộng rãi tại địa phương. Đặc điểm của giống có chiều cao cây 85-90cm, trọng lượng 1.000 hạt đạt 27g, đẻ nhánh khá, cờ ngắn, thẳng. Dạng hình đẹp; trổ tập trung, bông ngắn, hạt to. Hạt gạo to dài, trong, hàm lượng Amylose 24,8%. Đặc biệt là khả năng kháng rầy nâu và đạo ôn.

Qua thực nghiệm trên ruộng lúa, theo đánh giá khách quan của người dân thì OM 4488 cũng được xếp vào thứ hạng vượt trội nhất. Ông Châu Lến, ở ấp 8, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, nhớ lại: “Hai năm trước, tôi có trồng thử nghiệm giống OM 4488 của thạc sĩ Phạm Hoài An làm dự án thấy hiệu quả lắm. Lúa thích hợp với vùng đất phèn nơi đây, ít nhiễm bệnh hơn giống OM 5451 mà trước nay tôi trồng. Đặc biệt, năng suất cũng không kém, khi vụ Hè thu năm đó tôi thu hoạch được 700-800kg lúa/công”.

Còn với ông Trần Văn Đạn, ở ấp 8, xã Lương Tâm thì coi đây là những giống lúa có tiềm năng cho vùng đất bị nhiễm phèn mặn nơi đây. Trồng thử 7 công lúa giống OM 4488 vụ Đông xuân năm 2016, ông thấy năng suất cao hơn so với những giống lúa cũ mà ông từng sử dụng. Ông Đạn chia sẻ: “Hạt lúa chắc, nặng hạt nên tính ra tôi lời thêm phần này. Đáng kể là cây lúa cứng không bị gãy cổ bông nên năng suất lúa được đảm bảo. Đặc biệt, là ít phải xịt thuốc, bón phân nên giảm chi phí đáng kể”.

Theo các hộ dân tham gia khảo nghiệm giống lúa OM 4488 trong vụ lúa Hè thu đa số đều trúng lớn. Giá lúa được thương lái thu mua bằng với những giống thịnh hành khác như OM 5451 mà năng suất cao hơn, ít chi phí hơn. Vả lại, phẩm chất hạt và hình dạng gạo dài, tốt không khác biệt so với OM 5451. Đó cũng là động lực và niềm tin cho bà con tiếp tục hy vọng phát triển cây lúa quanh năm, góp phần ổn định kinh tế gia đình.

Tuy nhiên, 3 vụ lúa gần đây, giống OM 4488 vắng bóng trên đồng ruộng của bà con tại khu vực này, chưa được phát triển như mong muốn của chủ nhiệm dự án. Thạc sĩ Nguyễn Hoài An lý giải: “Một phần vì tại địa phương thương lái có xu hướng thu mua giống lúa OM 5451. Hơn nữa, giống OM 4488 chưa được lai tạo nhiều, thiếu nguồn giống cung ứng nên bà con không còn nguồn để tiếp tục canh tác”.

Điều trăn trở nhất là hiện giống OM 4488 bị các thương lái thu mua bằng với giá giống lúa OM 5451. Ngoài ra, vì đây là giống lúa mới nên bị đánh đồng thứ hạng so với các giống cũ. Ông Châu Lến cho hay: “Thương lái họ viện cớ hạt gạo xay ra bị đục không trong bằng giống OM 5451 nên không chịu mua với giá cao hơn. Ngoài ra, do phẩm chất gạo hơi khô cơm nên cũng chưa chuộng lắm với hàng xáo”.

Qua kết quả thực nghiệm tại đồng ruộng của người dân được sử dụng quy trình mới từ dự án cho lợi nhuận tăng từ 8.368.500-12.188.500 đồng/ha. Nếu so với quy trình sản xuất của nông dân đang sử dụng thì cao hơn gần 4 triệu đồng/ha. OM 4488 có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn vì có nhu cầu phân bón thấp mà cho năng suất trung bình 6,04 tấn/ha. Tuy nhiên, do giống lúa này chưa được ngành nông nghiệp địa phương quan tâm nhân rộng, thương lái thường bao tiêu giống lúa cũ là OM 5451 hay RVT; nông dân thì tập trung sản xuất theo tập quán, nhất là giống lúa được bao tiêu. Tuy nhiên, với những phẩm chất vượt trội thì OM 4488 cũng là giống lúa hy vọng của nhiều nông dân khu vực này. Ông Đạn mong muốn: “Tôi chịu giống OM 4488 vì hạt to dài, năng suất cao hơn mấy giống khác. Nếu giống lúa này được công ty bao tiêu thì tôi sẵn sàng trồng hết 7 công đất của nhà mình”.

Thạc sĩ Phạm Hoài An hy vọng: “Chúng tôi đã dày công nghiên cứu và OM 4488 đã được nông dân chấp nhận. Giống lúa này đặc biệt thích nghi với vùng đất phèn mặn đặc trưng huyện Long Mỹ. Vì vậy, tôi cũng đã có kiến nghị thời gian tới ngành nông nghiệp địa phương nên tiếp tục chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy trình canh tác của lúa đến người dân. Đồng thời, khuyến cáo nông dân áp dụng vừa phù hợp với điều kiện đất phèn vừa tăng hiệu quả kinh tế”.

Mong rằng trong điều kiện thay đổi khí hậu như hiện nay, đặc điểm sinh thái phèn mặn của vùng đất huyện Long Mỹ thì giống lúa OM 4488 sẽ tiếp tục duy trì. Để từng bước được thị trường chấp nhận, phát huy hiệu quả tốt, phục vụ nông nghiệp tỉnh nhà, giúp người dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Bài, ảnh: TRÚC LINH

推荐内容