【nam định vs slna】Xuất khẩu da giày đến năm 2020 đạt kim ngạch từ 24
Theấtkhẩudagiàyđếnnămđạtkimngạchtừnam định vs slnao mục tiêu tổng quát của đề án, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, ngành da giày sẽ phát triển với tốc độ cao, giữ vững vị trí ngành công nghiệp XK chủ lực quan trọng của nền kinh tế; tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội trên cơ sở thu nhập của người lao động ngày càng được cải thiện, thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng tốt, số lượng lao động được qua đào tạo ngày càng tăng.
Cụ thể, về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành da - giày giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,62%/năm; giai đoạn 2021 - 2025 đạt 8,87%/năm; giai đoạn 2026 - 2035 đạt 6,04%/năm. Chỉ số phát triển công nghiệp trung bình của ngành giai đoạn 2016-2020 đạt mức tăng trưởng 10,51%/năm; giai đoạn 2021-2025 đạt 8,02%/năm và giai đoạn 2026-2035 đạt 5,46%/năm. Phấn đấu đạt kim ngạch XK năm 2020 là 24-26 tỷ USD; năm 2025 là 35-38 tỷ USD và năm 2035 đạt 50-60 tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK bình quân trong giai đoạn 2016 - 2020 là 10-11%/năm; giai đoạn 2021 - 2025 là 8-9%/năm và giai đoạn 2026 - 2035 là 4-5%/năm; Nâng dần tỷ lệ nội địa hoá các loại sản phẩm, phấn đấu năm 2020 tỷ lệ nội địa hoá đạt 45%, năm 2025 đạt 47% và năm 2035 đạt 55%.
Đánh giá về việc thực hiện "Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da - Giày Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” được phê duyệt vào năm 2010, ông Nguyễn Mạnh Khôi, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Da giày cho biết, sau 5 năm thực hiện quy hoạch, ngành da - giày Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và có những đóng góp tích cực vào nền kinh tế của đất nước.
Trong đó, một số mục tiêu và chỉ tiêu đề ra trong quy hoạch đã và đang được thực hiện khá tốt như: Quy hoạch ngành theo hướng mở với việc cơ bản hoàn thành việc cổ phần hóa DN nhà nước, liên doanh, liên kết với mọi thành phần kinh tế đã tạo điều kiện cho các DN trong ngành phát triển mạnh.
Toàn ngành đã tập trung đầu tư đổi mới thiết bị; đầu tư xây dựng các nhà máy mới với quy mô lớn, thiết bị, công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực sản xuất của ngành. Hầu hết các DN đã ứng dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, SA 8000, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
Ngành da - giày tiếp tục duy trì vị trí là một ngành công nghiệp XK mũi nhọn, vươn lên giữ vị trí thứ hai về sản lượng cũng như kim ngạch XK.
Bên cạnh những việc đã làm được, theo ông Nguyễn Mạnh Khôi, vẫn còn một số mục tiêu quy hoạch chưa thực hiện được như: chuyển đổi phương thức sản xuất từ gia công sang tự sản xuất còn chậm. Tỷ lệ nội địa hoá còn thấp, mới đạt 35-40% (mục tiêu từ 60-65%), tỉ lệ DN ứng dụng tự động hoá trong khâu thiết kế và phát triển sản phẩm còn thấp. Việc chuyển đổi mạnh cơ cấu sản phẩm, định hướng tập trung đầu tư các dự án giày da thời trang; xây dựng khu công nghiệp chuyên ngành, nhất là khu công nghiệp chuyên ngành thuộc da chưa thực hiện được...