当前位置:首页 > La liga

【bóng đá truc tiếp】Chuẩn bị chú đáo văn kiện đại hội

Ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp và hoàn chỉnh nội dung dự thảo báo cáo kết quả kinh tế - xã hội (KT-XH) trong nhiệm kỳ 2015-2020 của tỉnh và đề ra kế hoạch cho 5 năm tới (2021-2025) là những việc làm trọng tâm trong thời gian qua của Tiểu ban KT-XH tỉnh nhằm phục vụ tốt cho Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV,ẩnbịchđovănkiệnđạihộbóng đá truc tiếp nhiệm kỳ 2020-2025.

Sau 7 lần họp đóng góp ý kiến trọng tâm của các thành viên Tiểu ban KT-XH tỉnh, hiện báo cáo KT-XH của tỉnh đã hoàn thành các nội dung theo yêu cầu.

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, cho biết: Là cơ quan được giao nhiệm vụ thường trực của Tiểu ban KT-XH tỉnh, sau 7 lần họp các thành viên của tiểu ban để tổng hợp các ý kiến đóng góp, đến thời điểm này, dự thảo báo cáo kết quả KT-XH trong nhiệm kỳ 2015-2020 và đề ra kế hoạch cho 5 năm tới (2021-2025) của tỉnh đã cơ bản hoàn thành các nội dung theo yêu cầu đề ra. Kết quả này chính là sự nỗ lực hết mình của từng thành viên trong Tiểu ban KT-XH tỉnh.

Theo đó, sau khi rà soát từng nội dung và kết quả thực hiện của các tiêu chí của từng sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh, các thành viên trong Tiểu ban KT-XH tỉnh đã thống nhất đưa ra dự thảo báo cáo kết thúc nhiệm kỳ 2015-2020, Hậu Giang sẽ đạt 18/19 chỉ tiêu về thực hiện nhiệm vụ KT-XH theo kế hoạch đề ra, trong đó có 9 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 9 chỉ tiêu đạt kế hoạch và một chỉ tiêu gần đạt kế hoạch là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân đầu người đạt 89% kế hoạch. Đặc biệt, về kế hoạch 5 năm 2021-2025, trên cơ sở định hướng chung của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, để dự thảo báo cáo KT-XH của tỉnh có chiều sâu, nhất là giúp tỉnh có những nhận định về thời cơ, thách thức trong thời gian tới, từ đó có những giải pháp thực hiện nhiệm vụ cho phù hợp; chính vì vậy, lãnh đạo tỉnh đã tổ chức 2 buổi hội thảo khoa học và ghi nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu từ nhà khoa học, doanh nghiệp, các đoàn thể chính trị trong tỉnh. 

Giáo sư, tiến sĩ Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng: Hậu Giang cần quan tâm hơn phát triển nguồn nhân lực giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và y tế. Bên cạnh đó, trong phát triển công nghiệp, tỉnh cần chọn khâu đột phá là công nghiệp chế biến rau, củ, quả, thủy sản; công nghiệp chế tạo và năng lượng tái tạo từ điện gió, năng lượng mặt trời.

Ngoài ý kiến trên, nhiều nhà khoa học, doanh nghiệp, đoàn thể còn cho rằng, trong giai đoạn 2021-2025 thì sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh; do đó định hướng phát triển ngành nông nghiệp của Hậu Giang không chỉ thích ứng với biến đổi khí hậu mà phải mở rộng, toàn diện và cụ thể hơn, trong đó trọng tâm đột phá là ứng dụng công nghệ cao và liên kết theo chuỗi giá trị. Ngoài ra, tỉnh tiếp tục quan tâm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và hệ sinh thái phục vụ phát triển cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tiến sĩ Nguyễn Thúy Kiều Tiên, Phó Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, đề xuất: Tỉnh phối hợp với doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, đăng ký truy xuất nguồn gốc sản phẩm để tạo thị trường đầu ra thuận lợi hơn trong bối cảnh ngày càng có những quy định khắt khe trong xuất khẩu hàng hóa sang nhiều thị trường khó tính. Bên cạnh đó, nông dân sản xuất theo chữ tín, lợi ích bền vững để giữ niềm tin cho đối tác và người tiêu dùng. Song song đó, tỉnh nghiên cứu chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và nông dân trong tỉnh phát triển và ứng dụng mạnh công nghệ 4.0 ở tất cả các lĩnh vực trong chuỗi sản phẩm nông nghiệp…

Ứng dụng công nghệ và liên kết theo chuỗi giá trị là những mục tiêu trọng tâm trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới.

Trên cơ sở những nội dung đóng góp của các nhà khoa học, doanh nghiệp, đoàn thể trong tỉnh, đồng thời nhận diện thực trạng và bối cảnh trong giai đoạn tới, các thành viên Tiểu ban KT-XH của tỉnh thống nhất đưa ra dự thảo kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh trong giai đoạn 2021-2025 gồm 17 chỉ tiêu; đồng thời xác định 5 trụ cột chính mà tỉnh và các sở, ban, ngành của tỉnh cũng như từng địa phương trong tỉnh cần tập trung thực hiện. Cụ thể, nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu; công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng tái tạo; du lịch nông nghiệp, dịch vụ, logistic; cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ tư nhân, chính quyền điện tử.

Ông Nguyễn Quốc Ca, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, đánh giá rất cao trách nhiệm của từng cá nhân là thành viên của Tiểu ban KT-XH tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, từ đó góp phần hoàn chỉnh dự thảo báo cáo KT-XH của tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015-2020 và đề ra kế hoạch nhiệm kỳ 2020-2025. Nổi bật, báo cáo đã đánh giá được nhiều mặt còn hạn chế, yếu kém và chỉ ra nguyên nhân, đồng thời nêu lên nhiều giải pháp khắc phục trong thời gian tới để góp phần vực dậy nền kinh tế của tỉnh. Trên cơ sở nội dung báo cáo này sẽ làm cơ sở quan trọng để đại biểu tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 của tỉnh tiếp tục bàn bạc và đi đến thống nhất với các mục tiêu, chỉ tiêu trọng tâm, qua đây góp phần đưa đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển… 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

分享到: