当前位置:首页 > Cúp C1

【tỷ số tây ban nha】Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh: cơ hội và thách thức cho tương lai

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh: cơ hội và thách thức cho tương lai
Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: PV

Diễn đàn được chủ trì bởi các đồng chí: Phan Xuân Thủy - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương; PGS.TS Vũ Trọng Lâm - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật; TS Nguyễn Công Dũng - Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, TS Nguyễn Công Dũng - Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh, diễn đàn diễn ra trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025-2030. Diễn đàn không chỉ nhằm tổng kết gần 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị mà còn thúc đẩy nhận thức về sự cần thiết phải phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế - xã hội trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu.

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh: cơ hội và thách thức cho tương lai
TS Nguyễn Công Dũng - Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn. Ảnh: PV

"Sau hơn 6 tháng chuẩn bị, có thể thấy Diễn đàn được tổ chức ngày hôm nay là một hoạt động khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, có quy mô lớn, bài bản nhằm mục đích để các nhà quản lý, các nghiên cứu, các nhà khoa học, các quý vị đại biểu tiếp tục nghiên cứu, có những đóng góp tích cực để các cơ quan hữu quan tham khảo, bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận về thị trường năng lượng cạnh tranh nói riêng và việc triển khai Nghị quyết số 55-NQ/TW và Quyết định số 2233/QĐ-TTg về chiến lược phát triển năng lượng quốc gia nói chung" - TS Nguyễn Công Dũng phát biểu.

Trong phát biểu đề dẫn, PGS.TS Vũ Trọng Lâm - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật cho biết, phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh không chỉ là một yêu cầu kinh tế mà còn là nhiệm vụ chiến lược để bảo đảm an ninh năng lượng và phát triển bền vững quốc gia. Theo ông, ngành năng lượng Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể trong gần 5 năm qua.

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh: cơ hội và thách thức cho tương lai
PGS.TS Vũ Trọng Lâm - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: PV

Đầu tiên, năng lượng tái tạo được quan tâm phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Việt Nam đã trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về năng lượng tái tạo, khẳng định vai trò trong chuyển đổi năng lượng toàn cầu.

Thứ hai, ngành năng lượng đã từng bước chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế thị trường cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước, bảo đảm môi trường cạnh tranh minh bạch và bình đẳng, đồng thời thu hút được nhiều nguồn đầu tư đa dạng.

Thứ ba, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng được tăng cường, giúp Việt Nam thu hút vốn và công nghệ hiện đại từ các đối tác quốc tế, đặc biệt là trong các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, ngành năng lượng Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Theo PGS.TS Vũ Trọng Lâm, kết cấu hạ tầng năng lượng hiện nay chưa theo kịp tốc độ phát triển. Hệ thống truyền tải điện chưa được nâng cấp đồng bộ, dẫn đến tình trạng quá tải ở một số khu vực, gây lãng phí lớn. Mặc dù Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào năng lượng hóa thạch, đặc biệt là nhiệt điện than, dẫn đến áp lực lớn đối với môi trường và gia tăng phát thải khí nhà kính.

Thị trường năng lượng cạnh tranh vẫn chưa phát triển đồng bộ. Sự liên thông giữa các phân ngành như phát điện, truyền tải điện và phân phối điện còn nhiều hạn chế. Chính sách giá năng lượng chưa hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường, một số dự án năng lượng do doanh nghiệp nhà nước đầu tư còn thua lỗ, một số dự án đầu tư ra nước ngoài tiềm ẩn nguy cơ mất vốn.

Khung pháp lý cho thị trường năng lượng vẫn chưa thực sự đồng bộ, việc triển khai các chính sách khuyến khích đầu tư còn chậm. Nhiều nhà đầu tư còn e ngại về tính ổn định của khung pháp lý và môi trường kinh doanh năng lượng tại Việt Nam.

Trước những thách thức trên, PGS.TS Vũ Trọng Lâm đề xuất cần xây dựng khung pháp lý đồng bộ, khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo và nâng cấp hạ tầng truyền tải điện. Đồng thời, cần tăng cường hợp tác quốc tế để tiếp cận công nghệ tiên tiến và các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Việc phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh cần bảo đảm đồng bộ, liên thông giữa các phân ngành than, khí và điện lực, bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định. Đây là những yếu tố quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Với hơn 40 tham luận từ các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp và các nhà quản lý, Diễn đàn tập trung đánh giá những kết quả đạt được sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 2233/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Diễn đàn cũng là nơi thảo luận về những thách thức, cơ hội của ngành năng lượng và phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh.

Các ý kiến đóng góp tại Diễn đàn không chỉ nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách mà còn định hướng các giải pháp cụ thể giúp ngành năng lượng Việt Nam phát triển bền vững và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Diễn đàn là minh chứng cụ thể cho sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các cơ quan hữu quan đối với lĩnh vực năng lượng – một lĩnh vực có ý nghĩa sống còn với sự phát triển của đất nước. Sự kiện đã tạo ra một diễn đàn mở để các bên liên quan cùng nhau thảo luận và đóng góp ý tưởng, góp phần xây dựng một thị trường năng lượng không chỉ minh bạch, hiệu quả mà còn có khả năng cạnh tranh cao trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.

Trong kỷ nguyên phát triển mới, sự phát triển của thị trường năng lượng cạnh tranh được kỳ vọng sẽ đồng hành cùng sự vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Hà Nội tăng cường đưa tiêu chí an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Dữ liệu là nhân tố cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển

分享到: