【bóng đá hà lan hôm nay】“Đòn bẩy” cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Xu thế tất yếu của nền nông nghiệp hàng hóa

Đánh giá tính cấp thiết của việc xây dựng vùng nguyên liệu nông,Đònbẩycơcấulạingànhnôngnghiệbóng đá hà lan hôm nay lâm sản đạt chuẩn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, vùng nguyên liệu quy mô lớn tập trung trên cơ sở liên kết bền vững với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại. Vùng nguyên liệu được xác định là điểm khởi đầu và là nền tảng để phát triển các chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững, nâng cao chất lượng nông sản, thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, qua đó đẩy mạnh chế biến nhằm nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh sản phẩm. Phát triển vùng nguyên liệu còn là công cụ giúp nhà nước quản lý tốt về quy hoạch sản xuất, linh hoạt trong chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với quy luật cung cầu cho nông sản; qua đó quản lý hiệu quả được nguồn cung các sản phẩm nông nghiệp.

“Đòn bẩy” cơ cấu lại ngành nông nghiệp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thí điểm vùng nguyên liệu đạt chuẩn
để phục vụ xuất khẩu

Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp đã bước đầu chuyển đổi theo hướng hình thành các vùng nguyên liệu sản xuất tập trung quy mô lớn, chuyên canh nông sản chủ lực ở một số vùng gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản. Tuy nhiên, phát triển các vùng nguyên liệu nông sản vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như: Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự hợp tác, liên kết; việc gắn kết và tương thích giữa vùng nguyên liệu và các nhà máy chế biến còn hạn chế, bị cắt khúc bởi giới hạn địa giới hành chính… Vì vậy, Bộ NN&PTNT khẳng định việc phát triển các vùng nguyên liệu, gắn kết với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản, đặc biệt là hình thành được các vùng nguyên liệu quy mô lớn, liên vùng, hiện đại, ổn định lâu dài là rất cần thiết để đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Hơn 1.600 tỷ đồng thực hiện đề án

Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2021-2025 có tổng kinh phí thực hiện hơn 1.600 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương chiếm 32%; địa phương chiếm 26,5%; các hợp tác xã, doanh nghiệp đối ứng 26,48%, còn lại 6,31% là vốn tín dụng. Thời gian thực hiện đề án từ năm 2021-2025, trong đó chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2021-2023) và giai đoạn 2 (2024-2025).

Để thực hiện mục tiêu đó, Bộ này đã chỉ đạo xây dựng “Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2021-2025” nhằm thí điểm cơ chế, cách làm trên địa bàn 5 vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung thuộc địa bàn 11 tỉnh, qua đó tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng ra cả nước.

Tại hội nghị tham vấn nội dung đề án do Bộ NN&PTNT tổ chức mới đây, nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động theo chuỗi nông sản cho rằng, đề án là động lực để doanh nghiệp tiếp tục mạnh dạn đầu tư cả sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các loại nông sản chủ lực của Việt Nam.

Thí điểm đối với các nông sản chủ lực

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, tất cả các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng ở vùng nguyên liệu này sẽ đảm bảo đạt chuẩn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đề án không có sự giới hạn ở một tỉnh mà tạo sự liên kết vùng.

Cụ thể, đề án thí điểm tập trung xây dựng đối với các nông sản chủ lực như: tôm, cá tra, lúa gạo, trái cây được triển khai trên địa bàn thuộc 184 xã thuộc 50 huyện của 11 tỉnh, thành phố gồm: Sơn La, Hòa Bình, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Đắc Lắc, Kiên Giang, An Giang với tổng diện tích 158.300 ha.

Đề án chia làm 3 hợp phần là đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết vùng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu; tổ chức sản xuất và quản trị vùng nguyên liệu; phát triển khuyến nông cộng đồng và truyền thông. Đề án xây dựng 74.200 ha cây ăn quả tại Sơn La, Hòa Bình, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An; 22.900 ha gỗ rừng trồng chứng chỉ bền vững tại Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế; 11.200 ha cà phê tại Gia Lai, Đắc Lắc; 50.000 ha lúa gạo tại Kiên Giang, An Giang. Đối tượng tham gia và hưởng lợi trực tiếp, gồm 17 doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản; 250 hợp tác xã nông nghiệp; 185.000 hộ nông dân.

Các địa điểm lựa chọn vùng dự án đều nằm trong quy hoạch vùng trồng và phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương. Trong quá trình xây dựng đề xuất, các cơ quan chuyên môn của địa phương đã rà soát và đề xuất vùng trồng phù hợp với quy hoạch hiện hành, dựa trên cơ sở các vùng trồng đã được hình thành, không phát triển vùng trồng mới.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng cho biết, triển khai mô hình điểm, Bộ NN&PTNT sẽ hỗ trợ các địa phương một phần để đảm bảo được hạ tầng vùng sản xuất, tạo điều kiện về đào tạo nguồn nhân lực và quản trị cho các hợp tác xã tổ chức sản xuất theo quy hoạch vùng nguyên liệu.

Bên cạnh nguồn lực hỗ trợ của bộ chủ yếu về cơ sở hạ tầng thì nguồn lực chính vẫn là xã hội hóa. Cùng với đó là định hướng cùng các đơn vị chuyên môn xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

Nhiều doanh nghiệp đầu tàu cam kết tham gia đề án

Đánh giá kết quả triển khai xây dựng “Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2021-2025”, ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, đề án thí điểm đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tàu, dẫn dắt chuỗi giá trị cam kết tham gia đề án gồm 17 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông, lâm sản); 250 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và 185.000 hộ nông dân trong vùng dự án. Qua đó góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong giai đoạn mới. Đây là đề án thí điểm nhưng đã bước đầu tạo sự lan tỏa mạnh mẽ ra nhiều địa phương trên cả nước.

Đề án cũng nhận được sự đồng tình và ủng hộ rất lớn của của các địa phương, các doanh nghiệp, các HTX và người dân. Các địa phương đều rất quan tâm chỉ đạo thực hiện xây dựng đề án; chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan của bộ và chỉ đạo các sở, ban ngành, các địa phương rà soát, xác định các nội dung xây dựng đề án; bố trí nguồn vốn của địa phương và các nguồn vốn khác để thực hiện nội dung dự án.

Tuy nhiên, đây là đề án mới lần đầu được Bộ NN&PTNT chỉ đạo xây dựng thí điểm, tổng thể nhiều nội dung; yêu cầu chủ trương đầu tư gấp và triển khai xây dựng trong thời gian ngắn, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên việc khảo sát, thu thập thông tin, số liệu để xây dựng đề án gặp nhiều khó khăn. Một số địa phương chưa nhận thấy hết được tầm quan trọng, chưa hiểu hết mục tiêu và nội dung của đề án nên còn nhiều băn khoăn trong chỉ đạo thực hiện; chỉ quan tâm đến hợp phần dự án đầu tư hạ tầng do bộ đầu tư nên chưa chủ động bố trí vốn để thực hiện các nội dung hợp phần khác của đề án. Việc triển khai xây dựng đề án ở một số địa phương còn chậm….

Do đó, theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông nghiệp, sau khi đề án được phê duyệt, đề nghị Bộ NN&PTNT có văn bản chỉ đạo các đơn vị có liên quan thuộc bộ quan tâm phối hợp triển khai thực hiện đề án; lồng ghép nội dung có liên quan của đề án vào các chương trình, đề án, kế hoạch thuộc lĩnh vực các đơn vị phụ trách; bố trí kinh phí triển khai thực hiện các nội dung liên quan...

World Cup
上一篇:Thực thi pháp luật, tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
下一篇:Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự