【kết quả bóng đá quốc gia pháp】Đề xuất các nguyên tắc và cơ chế xử lý các dự án BOT gặp khó khăn

[Cúp C1] 时间:2025-01-10 23:15:48 来源:88Point 作者:Cúp C2 点击:92次
Trạm thu phí T1 thuộc Dự ánBOT Quốc lộ 91.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vnvào chiều 20/3,ĐềxuấtcácnguyêntắcvàcơchếxửlýcácdựánBOTgặpkhókhăkết quả bóng đá quốc gia pháp lãnh đạo Cục Đường cao tốc Việt Nam xác nhận, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có Tờ trình số 2451/TTr – BGTVT gửi Chính phủ đề xuất các giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tưkết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT.

Không để trục lợi chính sách

Tại Tờ trình số 2451, Bộ GTVT đã đề xuất các nguyên tắc, giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc dự án BOT giao thông, trong đó xác định chỉ sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý khó khăn, vướng mắc do nguyên nhân khách quan, cơ quan nhà nước vi phạm việc thực hiện hợp đồng, các bên đã áp dụng các giải pháp theo quy định của hợp đồng nhưng vẫn không khả thi; trong mọi trường hợp, không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý khó khăn, vướng mắc do lỗi chủ quan của nhà đầu tư/doanh nghiệpdự án.

Việc xử lý phải bảo đảm “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, khách quan, công khai, minh bạch và hiệu quả; phù hợp với thực tiễn, hoàn cảnh lịch sử cụ thể; không để lợi dụng, trục lợi chính sách, gây thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm. Để bảo đảm nguyên tắc “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, trong lựa chọn giải pháp, các bên đàm phán thống nhất biện pháp chia sẻ theo hướng:

Trường hợp sửa đổi hợp đồng, bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ, ngoại trừ trường hợp điều chỉnh cơ chế hỗ trợ đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, nhà đầu tư xem xét chia sẻ giảm lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Ngân hàngcung cấp tín dụng giảm lãi suất vốn vay trong giai đoạn khai thác; đồng thời giữ nguyên nhóm nợ, tái cấu trúc khoản vay phù hợp với doanh thu, khả năng trả nợ của doanh nghiệp dự án.

Trường hợp chấm dứt hợp đồng, sử dụng vốn nhà nước để thanh toán, nhà đầu tư, ngân hàng cung cấp tín dụng có giải pháp chia sẻ, giảm tối đa mức vốn nhà nước đề nghị thanh toán. Ưu tiên bố trí vốn nhà nước để thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng đối với các dự án BOT khi nhà đầu tư và ngân hàng cung cấp tín dụng thống nhất giải pháp chia sẻ tối đa không tính lợi nhuận vốn chủ sở hữu và lãi vay vốn vay trong giai đoạn khai thác trong mức vốn nhà nước đề nghị thanh toán.

Đối với các dự án sửa đổi hợp đồng, bổ sung vốn Nhà nước, Bộ GTVT đề xuất mức vốn nhà nước bổ sung tối đa bảo đảm tổng mức vốn nhà nước tham gia thực hiện dự án không vượt quá 70% tổng vốn đầu tư của dự án BOT xác định theo giá trị đã được quyết toán hoặc kiểm toán đến thời điểm tính toán.

Căn cứ nguyên tắc, giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc dự án BOT nêu trên, Bộ GTVT cho biết là đã thực hiện các bước theo đúng trình tự và đề xuất giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc 8 dự án BOT do Bộ GTVT quản lý, chia làm 3 nhóm như sau:

Nhóm 1: Sửa đổi hợp đồng, bổ sung vốn nhà nước tham gia hỗ trợ để tiếp tục thực hiện hợp đồng đối với 2 dự án có doanh thu sụt giảm không có khả năng phục hồi là Dự án BOT đầu tư xây dựng cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình, Hà Nam với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có doanh thu 3 năm 2021 - 2023 sụt giảm chỉ đạt 15% - 19% so với hợp đồng; Dự án BOT xây dựng cầu Việt Trì - Ba Vì (cầu Văn Lang) có doanh thu 3 năm 2021 - 2023 sụt giảm chỉ đạt khoảng 30% so với hợp đồng.  Nhu cầu vốn nhà nước cần bố trí để hỗ trợ cho nhóm này là khoảng 1.557 tỷ đồng.

Nhóm 2: Điều chỉnh cơ chế hỗ trợ của nhà nước từ nguồn thu phí trên đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan sang hỗ trợ bằng vốn nhà nước đối với Dự án BOT xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả (hạng mục đầu tư mở rộng hầm Hải Vân). Nhu cầu vốn nhà nước bố trí cho nhóm này khoảng 2.280 tỷ đồng.

Nhóm 3: Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với 5 dự án (gồm 2 dự án đã hoàn thành không được thu phí gồm: Dự án BOT xây dựng cầu đường sắt Bình Lợi và cải tạo luồng sông Sài Gòn; Dự án đường vành đai phía Tây TP. Thanh Hóa đoạn Km0 - Km6 thuộc Dự án BOT xây dựng Quốc lộ 1 đoạn tránh TP. Thanh Hóa); 2 dự án chỉ được thu phí 1 trạm trong 2 trạm nên doanh thu sụt giảm, đã áp dụng giải pháp bổ sung vốn nhà nước nhưng vẫn không khả thi (Dự án BOT nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ; Dự án BOT xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn Km75 - Km100 ); 1 dự án sụt giảm doanh thu và tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự (Dự án BOT nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1738+148 - Km1763+610, tỉnh Đắk Lắk). Nhu cầu vốn nhà nước bố trí để thanh toán cho nhà đầu tư cho nhóm này khoảng 6.813 tỷ đồng.

Tính chung, nhu cầu vốn nhà nước cần bố trí để xử lý 8 dự án BOT do Bộ GTVT quản lý khoảng 10.650 tỷ đồng.

Mức vốn nhà nước thực tế thanh toán cuối cùng sẽ được đàm phán với nhà đầu tư, ngân hàng cung cấp tín dụng về mức chia sẻ của các bên khi thực hiện giải pháp và phải được kiểm toán trước khi thanh toán. Về nguồn vốn, kiến nghị sử dụng nguồn vốn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2023.

Bộ GTVT cho biết, sau khi cấp có thẩm quyền chấp thuận, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện bảo đảm công khai, minh bạch và hài hòa lợi ích giữa các bên.

«Số lượng dự án BOT cần phải xử lý là rất nhỏ so với con số 140 dự án BOT được triển khai trước khi Luật PPP có hiệu lực. Nếu không có giải pháp xử lý dứt điểm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp dự án, đặc biệt là các tổ chức tín dụng và mức độ tín nhiệm, môi trường thu hút đầu tư, đặc biệt là chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về thu hút nguồn lực xã hội theo phương thức PPP», lãnh đạo Bộ GTVT đánh giá.

Nhà đầu tư BOT mong sớm gỡ khó

Theo hợp đồng tại 8 Dự án, thì vốn nhà đầu tư huy động (vốn chủ sở hữu) chỉ chiếm khoảng 10 - 15% tổng vốn đầu tư, 85 - 90% còn lại vay từ ngân hàng cung cấp tín dụng. Chính vì vậy, phần lớn vốn nhà nước khi được bố trí sẽ giải ngân cho các ngân hàng cung cấp tín dụng, qua đó kiềm chế và giảm thiểu nợ xấu, góp phần ổn định chính sách tiền tệ của quốc gia, bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng, khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các Dự án đầu tư theo phương thức PPP mới.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
友情链接