【kết quả bóng đá brazil b】Chuyển giao hơn 1 triệu tỷ đồng vốn nhà nước về "siêu ủy ban"
作者:Cúp C1 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:22:02 评论数:
Chiều 30/9,ểngiaohơntriệutỷđồngvốnnhànướcvềquotsiêuủkết quả bóng đá brazil b Lễ ra mắt Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN) đã được tổ chức trang trọng tại Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao Nguyễn Hoà Bình, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, … cùng nhiều lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ban ngành trung ương, địa phương, đại diện một số tổ chức quốc tế, cộng đồng DN… đã đến dự lễ ra mắt.
Ủy ban đại diện chủ sở hữu 19 tập đoàn lớn
Tại buổi lễ ra mắt, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã công bố Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN.
Nghị định gồm 4 chương và 11 điều, trong đó quy định ủy ban là cơ quan thuộc Chính phủ, được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật. Ủy ban có tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Commission for the Management of State Capital at Enterprises (viết tắt là CMSC).
Theo quy định tại nghị định, có 7 tập đoàn và 12 tổng công ty được Chính phủ giao ủy ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Viễn thông Mobifone, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Tổng công ty Thuốc lá Việt nam (Vinataba), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1), Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe), Tổng công ty Lâm nghiệp.
Cũng tại lễ ra mắt, trước sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã cùng với 5 bộ: Tài chính, Công thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thông tin Truyền thông ký Biên bản ghi nhớ về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 19 DN nêu trên về ủy ban.
Theo quy định tại nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ủy ban, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các DN kể từ ngày nghị định được ký ban hành, tức là từ ngày 29/9/2018.
Tổng giá trị tài sản hơn 2,3 triệu tỷ đồng
Theo Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn tại DN Nguyễn Hoàng Anh, kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP ngày 3/2/2018 về thành lập Ủy ban Quản lý vốn tại DN, ủy ban đã luôn nhận được sự chỉ đạo và các ý kiến kịp thời của Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp và hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Tổ công tác thành lập ủy ban do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm tổ trưởng.
Mặc dù số lượng cán bộ ban đầu hạn chế, chủ yếu là các cán bộ biệt phái từ một số bộ, ngành và SCIC, nhưng thời gian qua, ủy ban đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều công việc để đảm bảo sẵn sàng đưa ủy ban đi vào hoạt động chính thức ngay khi nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ủy ban được Chính phủ ban hành.
Ủy ban đã xây dựng hơn 40 quy chế nghiệp vụ và quản trị nội bộ, đến nay ủy ban đã cơ bản hoàn thành các quy chế nghiệp vụ quan trọng nhất về: tiếp nhận quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước, quản trị vốn tại DN, giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả DN, thẩm định dự án và quản lý hoạt động đầu tư của DN, quy chế về người đại diện vốn, người quản lý DN.
Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghiệp lần thứ 4, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã nghiên cứu xây dựng phần mềm Bộ chỉ số giám sát, đánh giá hiệu quả DN để kết nối trực tiếp với các DN được giao quản lý. Bộ chỉ số bao gồm các chỉ số chung và chỉ số riêng theo ngành/lĩnh vực, có xem xét với tương quan ngành trong toàn thị trường.
Hệ thống này cũng sẽ giảm thiểu thời gian lập, gửi và tổng hợp báo cáo của DN đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo quy định hiện hành nhờ hệ thống mạng và phần mềm chuyên biệt phục vụ tổng hợp, phân tích và xử lý dữ liệu.
Dự kiến khi tiếp nhận DN, ủy ban sẽ triển khai kết nối để cập nhật tình hình hoạt động của DN thường xuyên liên tục, phấn đấu cập nhật giám sát đầy đủ tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của DN.
Lãnh đạo Chính phủ chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Ủy ban và đại diện 19 tập đoàn lớn. Ảnh: H.Y |
Trong hợp tác quốc tế, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã làm việc và ký biên bản hợp tác với Temasek Holdings của Singapore để trao đổi thông tin nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm quản lý vốn hiện đại, theo cơ chế thị trường.
Bên cạnh đó, ủy ban cũng đã đặt vấn đề hợp tác với Ủy ban Giám sát và quản lý tài sản nhà nước tại DN của Trung Quốc (SASAC) để chia sẻ kinh nghiệm nhằm triển khai các nhiệm vụ của ủy ban theo hướng chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả vốn nhà nước tại DN.
Tổng hợp báo cáo tài chính thời điểm 31/12/2017, giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu nhà nước của 19 tập đoàn, tổng công ty được chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về ủy ban là trên 1 triệu tỷ đồng, tổng giá trị tài sản là hơn 2,3 triệu tỷ đồng.
H.Y