设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【lịch thi đấu giải thổ nhĩ kỳ】Ngày xét xử thứ 5 vụ buôn lậu 200 triệu lít xăng: Lời khai bị cáo mâu thuẫn với cáo trạng 正文

【lịch thi đấu giải thổ nhĩ kỳ】Ngày xét xử thứ 5 vụ buôn lậu 200 triệu lít xăng: Lời khai bị cáo mâu thuẫn với cáo trạng

来源:88Point 编辑:Cúp C1 时间:2025-01-25 11:53:16
TAND Đồng Nai bắt đầu xét xử sơ thẩm đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng giả Khối tài sản “khủng” của các bị cáo trong đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng Các bị cáo cầm đầu đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng khai gì trước tòa?àyxétxửthứvụbuônlậutriệulítxăngLờikhaibịcáomâuthuẫnvớicáotrạlịch thi đấu giải thổ nhĩ kỳ

Phủ nhận bán xăng cho vợ chồng Vân, Tú

Tại tòa, bị cáo Phan Thanh Hữu cho biết, quá trình nhập xăng lậu vào Việt Nam chỉ bán cho Nguyễn Hữu Tứ, ngoài ra không bán cho đầu mối nào khác. Việc khai nhận tại cơ quan điều tra về việc bị cáo bán xăng cho vợ chồng Vân, Tú (Bị cáo Trần Thanh Vân, 54 tuổi là Giám đốc Công ty TNHH TMDV Vân Trúc - tỉnh Bình Dương, còn Lê Thanh Tú - 56 tuổi là chồng bị cáo Vân) là do hướng dẫn của cán bộ điều tra.

“Lúc đó nghĩ rằng việc bán xăng cho ai thì hành vi cũng như vậy nên bị cáo khai. Tuy nhiên, khi xác định lại bị cáo nhận thấy việc bị cáo khai bán xăng cho Vân và Tú sẽ làm sai bản chất của sự việc. Vì việc bán xăng cho vợ chồng Vân, Tú sẽ có phần chiết khấu cao hơn dẫn đến số tiền thu lợi của bị cáo chênh lệch rất lớn. Trong khi đó, thực tế bị cáo chỉ hưởng chiết khấu từ Tứ là ít hơn”- bị cáo Hữu nói.

Ngày xét xử thứ 5 vụ buôn lậu 200 triệu lít xăng: Lời khai bị cáo mâu thuẫn với cáo trạng
Bị cáo Phan Thanh Hữu trả lời xét hỏi tại tòa

Theo bị cáo Hữu, số tiền chênh lệch để xác định bị cáo được tiền lời là phải tính chi phí đầu tư, chi phí phải chi các loại thì mới ra được số tiền lời. Tuy nhiên vì để con trai bị cáo Hữu là bị cáo Phan Lê Hoàng Anh (33 tuổi, ngụ Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) được tại ngoại nên bị cáo đã chấp nhận tất cả theo ý điều tra của cơ quan.

Hữu cho rằng, việc nhập xăng chỉ quy về một đầu mối để bán là Tứ. Còn các đầu mối này đều do Tứ kết nối và trực tiếp bán ra. Trong khi đó, tại tòa, điều tra viên xác định, quá trình lấy lời khai đều được thực hiện đúng quy định. Sau khi ghi lời khai đều cho bị cáo đọc lại toàn bộ nội dung và ký vào biên bản.

Bị cáo Hữu nói chỉ thu lợi hơn 102 tỷ đồng

Ngày xét xử thứ 4 trước đó, sau lời quanh co của Hữu, Chủ tọa phiên tòa đã công bố bút lục thể hiện rằng, trong lời khai của Vân và Tứ đều thể hiện có mua xăng của Hữu để bán ra thị trường vì có chiết khấu chênh lệnh cao hơn so với các nguồn khác. Chủ tọa cũng đã cho hai bị cáo Vân và Tú xác nhận việc này ngay tại tòa và đều xác nhận có mua bán xăng với Hữu.

Hữu cho rằng, các tàu Nhật Minh do Hữu đứng chủ vận chuyển 190 triệu lít xăng nhưng chỉ có 127 triệu lít được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Số còn lại Hữu bán cho các đầu mối khác để đưa sang Campuchia bán. Chính vì vậy nên việc xác định nguồn thu nhập bất chính của Hữu trong vụ án này hơn 156 tỷ là không chính xác.

Trong ngày thứ 5 xét xử, tiếp tục xét hỏi Hữu thì Hữu cho rằng chi phí một chuyến tàu để đưa được hàng về Việt Nam bao gồm như: chi phí môi giới; chi phí tiền cảng, hoa tiêu, phân phối, kho chứa, thuê bãi, tiền “bôi trơn” (mỗi tháng 1 lần)…, nhưng cơ quan điều tra không tính toán mà chỉ trừ chênh lệch tiền mua vào, bán ra để xác định số tiền lời của bị cáo là 2.000 đồng/lít.

Bên cạnh đó, theo lời bị cáo Hữu, từ tháng 7-2020 đến tháng 2-2021, bị cáo chỉ bán hàng cho Tứ (chỉ khoảng 91 triệu lít xăng, theo cáo trạng là bán hơn 129 triệu lít) chứ bị cáo không bán số hàng hơn 28 triệu lít xăng cho Trần Thị Thanh Vân (54 tuổi, ngụ TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, cáo trạng lại buộc bị cáo phải chịu trách nhiệm với số hàng mà Tứ đã bán cho bị cáo Vân (hơn 28 triệu lít). Do đó theo bị cáo Hữu thì tổng số tiền hơn 1 ngàn tỷ đồng từ việc nhập lậu xăng vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì Hữu chỉ thu lợi hơn 102 tỷ đồng chứ không phải hơn 156 tỷ đồng như cáo trạng đã nêu.

Trong khi đó, cáo trạng của Viện Kiếm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai xác định, quá trình vận chuyển 190 triệu lít xăng lậu vào Việt Nam tiêu thụ, Hữu còn có sự giúp sức của 18 bị can khác đều là quản lý, thuyền viên trên các tàu vận tải do Hữu quản lý. Quá trình điều tra cơ quan công an xác định, trong khoảng thời gian từ tháng 3-2020 đến tháng 2-2021, Hữu đã thu lợi hơn 156,2 tỷ đồng.

Tiền thu lời 1 lít xăng không phải 2.000 đồng…

Đối với bị cáo Đào Ngọc Viễn - Giám đốc Công ty TNHH Đại Dương Hải Phòng. Bị cáo đã vay ngân hàng để mua 2 tàu (Western Sea và Pacific Ocean) chở xăng từ Singapore về Việt Nam. Trên giấy tờ, nhằm che giấu hành vi phạm tội, bị cáo Viễn đã cho em họ là Nguyễn Minh Khoa (52 tuổi, ngụ tại TP. Hải Phòng) thuê lại tàu để cho người Trung Quốc thuê vận chuyển hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, Viễn và Khoa đã cho Hữu thuê lại với giá từ 350 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/tháng) để buôn lậu xăng.

Bị cáo Viễn khai, quá trình giao, nhận xăng đều do Hữu chỉ đạo thuyền trưởng các tàu thực hiện để đem xăng từ vào Việt Nam. Tại tòa, Viễn khai nhận, trước khi Hữu rủ Viễn cùng góp vốn thì Hữu đã từng bị cảnh sát biển bắt 2 lần nên không thể đem tàu sang nước ngoài vận chuyển xăng nữa. Do đó đã kêu gọi Viễn góp vốn và thuê lại tàu của Viễn nhằm chia bớt rủi ro. Đồng thời, cả hai rủ thêm bị cáo Phùng Danh Thoại (nguyên Đại tá, Trưởng Phòng Xăng dầu thuộc Cục Hậu cần - Bộ Tư lệnh cảnh sát biển) góp vốn để nếu bị bắt thì nhờ bị cáo Thoại đứng ra “gỡ”.

Theo Viễn thì trừ các loại chi phí thì bị cáo chỉ nhận được tiền lời 1.500 đồng/lít chứ không phải 2.000 đồng/lít như nêu trong cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Đồng Nai.

热门文章

0.7327s , 7570.953125 kb

Copyright © 2025 Powered by 【lịch thi đấu giải thổ nhĩ kỳ】Ngày xét xử thứ 5 vụ buôn lậu 200 triệu lít xăng: Lời khai bị cáo mâu thuẫn với cáo trạng,88Point  

sitemap

Top