发布时间:2025-01-26 07:37:24 来源:88Point 作者:Cúp C1
Mặc dù ghi nhận hơn 2.000 người tử vong mỗi ngày vì dịch Covid-19 nhưng Mỹ đang nỗ lực thúc đẩy các nước giàu chia sẻ vắc-xin cho nước nghèo.
Mỹ hiện đang ghi nhận trung bình 2.000 ca tử vong do Covid-19 mỗi ngày. Ảnh: REUTERS
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa tuyên bố,ỹkugọiccnướcgiuhỗtrợvắthứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia slovakia nước này sẽ mua thêm 500 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 của Pfizer nhằm hỗ trợ cho các nước thu nhập thấp. Động thái của Mỹ diễn ra sau khi nhiều lãnh đạo thế giới kêu gọi Mỹ hành động nhiều hơn nhằm thúc đẩy tỷ lệ tiêm phòng toàn cầu. Ông Biden cũng kêu gọi các nước giàu hỗ trợ vắc-xin cho những nước nghèo nhằm thực hiện mục tiêu 70% dân số thế giới được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 trước tháng 9 năm sau. Tổng thống Biden cũng kêu gọi các nước khác đáp ứng nhu cầu của những người mắc Covid-19 như cải thiện nguồn cung oxy và năng lực xét nghiệm của các nước nghèo. Như vậy, Mỹ đã cam kết hỗ trợ cho các nước khác trên thế giới 1 tỉ liều vắc-xin ngừa Covid-19, với kinh phí hơn 15 tỉ USD trong đó gần 160 triệu liều đã được vận chuyển tới các nước và 200 triệu liều vào cuối năm nay. Số còn lại sẽ được phân phối vào năm tới.
Theo số liệu thống kê của Đại học Johns Hopkins, cứ 7 ngày, nước Mỹ có hơn 14.000 người tử vong (trung bình 2.031 người tử vong/ngày) vì dịch Covid-19. Con số này xấp xỉ số liệu từng được ghi nhận hồi đầu tháng 3 năm nay. Mặc dù số ca nhiễm mới đang có dấu hiệu chững lại, nhưng số ca tử vong đã gia tăng 13% so với 1 tuần trước đó và 43% từ đầu tháng. Các bang có số ca tử vong cao nhất ở Mỹ bao gồm Florida và Texas.
Covid-19 đã chính thức trở thành đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử Mỹ sau khi số người chết do dịch bệnh này vượt qua con số tử vong do. Hiện Mỹ có hơn 675.722 ca tử vong do Covid-19, vượt qua con số 675.000 ca tử vong ở nước này trong đợt bùng phát dịch cúm Tây Ban Nha gây ra năm 1918. Mỹ hiện vẫn đứng đầu thế giới về số ca nhiễm và tử vong do Covid-19. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, gần 55% dân số Mỹ đã được tiêm phòng đầy đủ.
Cùng với Mỹ, nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Italia và một số quốc gia châu Âu… đã đang tiến hành hỗ trợ vắc-xin cho các nước nghèo. Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide vừa thông báo nước này sẽ cung cấp bổ sung 30 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19, nâng tổng số vắc-xin hỗ trợ lên 60 triệu liều. Trước đó, Nhật Bản đã bàn giao hơn 23 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 của AstraZeneca sản xuất trong nước, hơn một nửa trong số này đã được bàn giao trực tiếp cho Indonesia, Malaysia, Philippines, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Tính đến tháng 9 năm nay, nước này đứng thứ 3 thế giới về viện trợ vắc-xin phòng Covid-19, sau Mỹ và Trung Quốc, xếp trên Ấn Độ và Anh.
Theo hãng tin AFP của Pháp, tính đến nay, trên toàn thế giới đã có hơn 6 tỉ liều vắc-xin ngừa Covid-19 được tiêm cho người dân. Nếu tính dân số toàn cầu khoảng 7,8 tỉ người thì có gần 77% dân số được tiêm 1 liều vắc-xin. Đó là con số tính toán, tuy nhiên trên thực tế thì tỷ lệ này hoàn toàn khác biệt giữa nước giàu và nước nghèo. Trong số hơn 6 tỉ liều vắc-xin phòng Covid-19 đã được tiêm chủng có gần 40% (tương đương 2,18 tỉ liều) được tiêm ở Trung Quốc, sau đó là Ấn Độ 826,5 triệu liều và Mỹ 386,8 triệu liều. Đây là 3 quốc gia có số lượng tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 cao nhất thế giới.
Bên cạnh đó, các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đang đứng đầu về tỷ lệ tiêm chủng với 198 liều/100 người và hơn 81% dân số nước này đã được tiêm chủng đầy đủ vắc-xin ngừa Covid-19. Tiếp đến là Uruguay với tỷ lệ 175 liều/100 người, Israel 171 liều/100 người, Cuba 163 liều/100 người, Qatar 162 liều/100 người và Bồ Đào Nha 154 liều/100 người. Trong số những nước này, một số nước đã bắt đầu triển khai tiêm liều tăng cường (mũi thứ 3).
Như vậy, các quốc gia có thu nhập cao tỷ lệ tiêm chủng trung bình ở mức 124 liều/100 người, trong khi tỷ lệ này ở các nước thu nhập thấp chỉ xấp xỉ 4 liều/100 người. Đây là sự bất bình đẳng giữa giàu và nghèo trong tiếp cận vắc-xin. Nếu muốn miễn dịch cộng đồng từ vắc-xin, giải pháp bắt buộc hiện nay chính là hỗ trợ thiết thực từ các nước giàu cho nước nghèo để nâng tỷ lệ tiêm vắc-xin đủ điều kiện cho phép mới hy vọng ngăn ngừa được đại dịch Covid-19.
HN tổng hợp
相关文章
随便看看