【kêt quả bong đá hôm nay】Bóng ma lạm phát vẫn đeo đẳng kinh tế thế giới
作者:Cúp C1 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 16:16:11 评论数:
IMF: Kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 2,óngmalạmphátvẫnđeođẳngkinhtếthếgiớkêt quả bong đá hôm nay8% trong năm 2023 Kinh tế châu Á có thể "bỏ xa"các nước phát triển tới 5% vào cuối năm Lạm phát đồng loạt giảm tại nhiều nền kinh tế lớn của châu Âu |
Lạm phát trở thành thách thức trong dài hạn với kinh tế toàn cầu |
Theo các nhà nghiên cứu của Tổ chức tư vấn ANBOUND (Trung Quốc), trong trường hợp tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục giảm tốc, lạm phát sẽ một lần nữa trở thành vấn đề mang tính toàn cầu trong tương lai. Nền kinh tế toàn cầu sẽ chìm trong bóng tối của đình trệ do lạm phát kéo dài.
Tại Mỹ, giá xăng giảm và giá lương thực tăng chậm hơn trong năm nay đã giúp kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, chỉ số giá PCE lõi ở Mỹ trong tháng 4 đã tăng 0,4% so với tháng trước, mức cao nhất kể từ tháng 1/2023, điều này cho thấy tiến trình giảm lạm phát có thể đã bị đình trệ, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gặp khó khăn khi quyết định có tiếp tục tăng lãi suất hay không.
Sau khi Nhật Bản trải qua tình trạng giảm phát trong thời gian dài, lạm phát đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Chỉ số giá tiêu dùng lõi trong tháng 4, không bao gồm thực phẩm tươi sống và năng lượng, đạt 4,1%, mức cao nhất kể từ những năm 1980.
Sau thời gian đi ngang, lạm phát trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng trở lại vào tháng 4. Tỷ lệ lạm phát không bao gồm năng lượng và thực phẩm chưa chế biến lên tới 7,3%, duy trì ở mức trên 7% trong 4 tháng liên tiếp. Để kiềm chế lạm phát, từ năm 2022 đến nay, Ngân hàng trung ương châu Âu đã 7 lần tăng lãi suất và đã tăng tổng cộng 375 điểm cơ bản. EU cảnh báo vấn đề lạm phát đang tiếp tục là thách thức.
Điều đáng chú ý là đợt lạm phát này không chỉ xảy ra ở các nước phát triển mà còn cả ở các nước đang phát triển. Argentina đã rơi vào khủng hoảng tiền tệ khi lạm phát đạt 108,8% trong tháng 4.
Đối với đợt lạm phát này, ANBOUND đã chỉ ra một số nguyên nhân, bao gồm tình trạng rối loạn năng lượng và lương thực do xung đột giữa Nga và Ukraine; việc tổ chức lại chuỗi cung ứng toàn cầu; hệ quả của chính sách nới lỏng định lượng trong thời kỳ đầu của các nước phát triển... Lạm phát đang ngày càng thể hiện khả năng phục hồi mạnh. Một mặt, sau cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine, giá năng lượng và lương thực đã giảm mạnh, tác động đối với giá cả đã có xu hướng ổn định và các yếu tố ngắn hạn ảnh hưởng đến lạm phát đang suy yếu. Mặt khác, trong bối cảnh lãi suất tăng vọt, lạm phát ở nhiều nước vẫn dai dẳng, cho thấy chính sách tiền tệ ngắn hạn thất bại trong việc kiềm chế lạm phát. Đối mặt với thế tiến thoái lưỡng nan giữa lạm phát và suy thoái, các ngân hàng trung ương vẫn hy vọng tìm được con đường “hạ cánh mềm”, khiến lạm phát khó có thể nhanh chóng quay trở lại và tiếp tục ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế.
ANBOUND cũng cho rằng sự thay đổi của những yếu tố mang tính kết cấu dài hạn đang khiến lạm phát trở thành một vấn đề phổ biến lâu dài. Đánh giá từ cấu trúc kinh tế và sự phục hồi của các nước phát triển hiện nay, các nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu đã cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ ngành dịch vụ. Lạm phát cao do nhu cầu tăng lên và việc làm trong khu vực dịch vụ thúc đẩy, làm cho tăng trưởng kinh tế và lạm phát đều có tính mềm dẻo rất mạnh.
Mặt khác, việc điều chỉnh chuỗi cung ứng toàn cầu dưới tác động của cạnh tranh địa chính trị đã chuyển từ tình trạng rối loạn ngắn hạn do sự phục hồi sau dịch bệnh, sang xu hướng dài hạn là sắp xếp lại chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng đa dạng như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến chi phí cao hơn nhiều so với thời kỳ toàn cầu hóa.
Mặc dù cuộc khủng hoảng năng lượng do căng thẳng Nga-Ukraine đã lắng xuống, nhưng sự phát triển của mô hình năng lượng đang đẩy nhanh tốc độ và nhịp độ chuyển đổi năng lượng ở các nước phát triển như châu Âu và Mỹ. Quá trình chuyển đổi sang năng lượng mới này chắc chắn sẽ làm tăng chi phí năng lượng, thúc đẩy giá năng lượng tăng trong dài hạn. Có thể nói lạm phát toàn cầu gia tăng là một trong những hệ quả do xu hướng chống toàn cầu hóa thúc đẩy.
Ngược lại, ở Trung Quốc lại xuất hiện một tình huống hoàn toàn khác. Điều này liên quan đến sự khác biệt trong chu kỳ kinh tế, chu kỳ chính sách và cấu trúc kinh tế. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng khó có thể tránh hoàn toàn các tác động của lạm phát. Ví dụ, sự sụt giảm ngày càng tăng trong ngoại thương của Trung Quốc không thể tách rời khỏi sự suy giảm nhu cầu toàn cầu. Sự suy yếu của nhu cầu tiêu dùng và đầu tư bên ngoài thực sự là một yếu tố của xu hướng giảm phát trong nước.
Từ đầu năm đến nay, mặc dù giá năng lượng giảm, tác động ngắn hạn của cuộc xung đột Nga-Ukraine đang dần được loại bỏ nhưng mức độ lạm phát vẫn chưa giảm nhanh như kỳ vọng, cho thấy xu hướng lặp đi lặp lại. Điều này không chỉ khiến chính sách tiền tệ của các nước khó phát huy hiệu quả mà còn kéo nền kinh tế toàn cầu đi theo hướng “lạm phát đình trệ”. Lạm phát cũng sẽ trở thành một vấn đề toàn cầu khi các rủi ro địa chính trị tiếp tục nóng lên và chuỗi ngành nghề toàn cầu đang được tái cấu trúc do quá trình phi toàn cầu hóa. Sự lưu thông bên trong và bên ngoài không đồng bộ và mất cân bằng cũng là một trong những thách thức lạm phát toàn cầu mà nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt..