【bd kq hang nhat anh】Bài toán ngân sách là bài toán thể chế
作者:Thể thao 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 16:52:44 评论数:
Tuy nhiên, đây không chỉ là bài toán riêng về ngân sách với Chính phủ, Bộ Tài chính mà thực sự là vấn đề đòi hỏi sự chung tay của cả hệ thống chính trị.
Bộ máy cồng kềnh, đầu tư dàn trải
Theo phân tích của TS. Vũ Thành Tự Anh (chương trình Fulbright), trước hết phải thấy rằng tình hình cân đối ngân sách những năm gần đây ngày càng khó khăn là do tình trạng chi tiêu quá nhiều chứ không phải do thu ngân sách kém. Tổng thu ngân sách nhà nước những năm gần đây tăng khá cao. Việc trả nợ gốc và lãi cũng không phải là nguyên nhân vì tốc độ tăng trả nợ danh nghĩa trong giai đoạn 2003 - 2015 là 15,8%, thấp hơn so với tốc độ tăng thu ngân sách.
Nguyên nhân chính của tình trạng ngân sách “hụt hơi” là do chi tiêu tăng quá nhanh, đi cùng với việc thiếu hiệu quả, lãng phí ở cả hai cấu phần chi ngân sách là chi thường xuyên và chi đầu tư.
Về chi thường xuyên, tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách đã tăng từ 57,4% năm 2003 lên đến gần 70% ngân sách năm 2015, đi ngược với mục tiêu giảm chi thường xuyên đã đặt ra. Nguyên nhân, như nhiều đại biểu Quốc hội đã đề cập, là dù đã đưa ra nhiều giải pháp tinh giản bộ máy, nhưng thực tế thời gian qua bộ máy quản lý không hề thu gọn mà ngày càng “phình to”. “Chúng ta đẻ ra quá nhiều ghế, bộ máy phình ra như vậy không ngân sách nào chịu nổi”, đại biểu Trần Du Lịch (TP. Hồ Chí Minh) đã có lần cảm thán trước Quốc hội.
Cùng với bộ máy cồng kềnh, chồng lấn, tình trạng thất thoát, lãng phí trong chi tiêu cả ở chi đầu tư và chi thường xuyên là vấn đề nhức nhối. Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) từng nêu ra trước Quốc hội một loạt ví dụ như cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, đầu tư 40.000 tỷ đồng nhưng do thiếu đồng bộ nên mới sử dụng được 20%. Làng sinh viên Lâm Đồng, đầu tư hàng nghìn tỷ chỉ có 1 sinh viên ở, đường sắt du lịch Quảng Ninh đầu tư 1.000 tỷ đồng, 1 ngày chỉ bán được 1 vé du lịch. Nhà thi đấu ở một số địa phương, đầu tư hàng trăm tỷ đồng mà mỗi năm chỉ dùng được vài ngày… Đại biểu cũng lưu ý việc đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, dù được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, nhưng do kiểm soát yếu, nên tiền đầu tư kém hiệu quả. Nhiều nơi đầu tư vài tỷ đồng xây chợ, trường học hay trạm xá nhưng không có người sử dụng. Gần đây, nhiều dự án đầu tư hàng ngàn tỷ dở dang, không hiệu quả đã được nêu ra như dự án nhà máy thép 8.000 tỷ đồng ở Thái Nguyên, các nhà máy sản xuất xăng ethanol không có đầu ra…
Thực tế, những vấn đề này đã được Chính phủ nhìn nhận rõ và đã có nhiều nỗ lực để siết chặt kỷ luật tài khóa, chấn chỉnh tình trạng chi tiêu lãng phí, kém hiệu quả thời gian qua. Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Đầu tư công… đã được thông qua với nhiều quy định chặt chẽ. Tuy nhiên, những giải pháp kỹ thuật chỉ có thể xử lý được những vi phạm mang tính kỹ thuật, còn tính hiệu quả, trách nhiệm trong chi tiêu ngân sách là thứ không dễ định đoạt, xử lý. Quan điểm ngân sách “chùm khế ngọt”, tư tưởng xin – cho, xin là được vẫn ăn sâu ở nhiều người, nhiều nơi, như đại biểu Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) nhận xét.
Gắn hiệu quả chi tiêu với trách nhiệm của người đứng đầu
Do vậy để giải bài toán ngân sách trước hết phải là bắt nguồn từ việc cắt giảm chi tiêu công, cả chi đầu tư và thường xuyên, tỷ trọng chi thường xuyên/chi đầu tư phải được điều tiết giảm về mức phù hợp. Theo PGS.TS Phạm Thế Anh (Đại học Kinh tế quốc dân), không một ngân sách quốc gia nào trên thế giới có thể kham được một bộ máy hành chính cồng kềnh, trùng lắp. Đây cũng là vấn đề được đại biểu Đỗ Văn Đương (TP. Hồ Chí Minh) đề nghị thực hiện quyết liệt trong nhiệm kỳ tới gồm nhất thể hóa một số chức danh giữa đảng và chính quyền, giảm bớt tổ chức đoàn thể hoạt động bằng ngân sách, giảm bớt cán bộ trung gian và phong trào.
Tất nhiên, cắt giảm chi tiêu công và quy mô của bộ máy là rất khó khăn bởi nó thường gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ các nhóm có lợi ích liên quan. Đó có thể là công chức, viên chức mất việc, các công ty nhà nước mất dự án đầu tư, hay các chính quyền địa phương thiếu nguồn tài trợ từ trung ương,… Tuy nhiên, đây là một việc không thể né tránh nếu muốn duy trì an toàn tài khóa trong tương lai.
Cùng với đó, hiệu quả chi tiêu phải gắn với trách nhiệm, với sinh mệnh chính trị của những người đứng đầu, để từ đó họ có cân nhắc kỹ lưỡng hơn trong các quyết định chi tiêu, triệt tiêu khái niệm “tiền chùa” khi nói đến ngân sách nhà nước.
Cuối cùng, cần một chương trình cải cách chi tiêu công toàn diện, tạo ra được các khuyến khích cũng như trừng phạt hướng tới giảm thiểu được các chương trình chi tiêu lãng phí, thu hẹp bộ máy hành chính và chống lạm phát cán bộ lãnh đạo, thúc đẩy quá trình rút lui khỏi thị trường và phát huy vai trò của một nhà nước kiến tạo phát triển. Trong một số trường hợp, việc điều chỉnh chỉ tiêu tài khóa theo tình hình thực tế nhằm làm giảm thiểu những tác động tiêu cực và bất ngờ đối với nền kinh tế trước các cú sốc là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc đảm bảo tính nhất quán, đảm bảo kỷ luật trong tài chính ngân sách là rất quan trọng để duy trì được an toàn nợ công, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Tất nhiên, để làm được tất cả những điều này, không chỉ cần sự nỗ lực của Chính phủ mà cần sự đồng lòng, vào cuộc của toàn hệ thống chính trị.
Theo PGS.TS Phạm Thế Anh (Đại học Kinh tế quốc dân), một khi chi tiêu công chưa được thực hiện cắt giảm một cách bền vững thì dù tăng nguồn thu trong nước thế nào, bán được bao nhiêu doanh nghiệp nhà nước và phát hành thành công trái phiếu quốc tế ra sao cũng chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề. |
Hoàng Yến