发布时间:2025-01-10 19:07:44 来源:88Point 作者:World Cup
Do vậy, trong thời gian tới, cần có cơ chế thu hút tư nhân tham gia vào công tác này.
PV:Nhằm thực hiện những cam kết trong Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp quốc vì sự phát triển bền vững, Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình, đề án thúc đẩy bình đẳng giới, trong đó có việc bố trí kinh phí đủ, kịp thời cho công tác BĐG. Ông có nhận định như thế nào về vai trò của ngân sách nhà nước (NSNN) trong công tác bình đẳng giới?
Ông Phạm Ngọc Tiến: NSNN có vai trò rất quan trọng để có thể duy trì và thực hiện công tác BĐG. Việc thực hiện các chính sách, chương trình liên quan đến BĐG, như thực hiện các mục tiêu quốc gia về BĐG giới hay đến các mô hình tại cộng đồng, rồi công tác quản lý nhà nước về BĐG, như trách nhiệm giải trình của các cơ quan, tổ chức, công tác thống kê, báo cáo,.. đều do NSNN giữ vai trò chủ đạo.
|
Trong thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều đề án, chương trình liên quan đến BĐG lược quốc gia BĐG giai đoạn 2011 - 2020, chương trình quốc gia về BĐG giai đoạn 2011 - 2015, đề án tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững…
Kinh phí triển khai thực hiện BĐG và các mục tiêu quốc gia về BĐG đã được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương theo phân cấp NSNN hiện hành. Bên cạnh đó, NSNN đã bố trí riêng kinh phí cho hoạt động của Ủy ban giám sát vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam và các Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ở các bộ ngành, địa phương.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, kinh phí triển khai thực hiện chương trình hành động quốc gia về BĐG và một số đề án về BĐG, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới,.. nằm trong dự án hỗ trợ thực hiện các mục tiêu quốc gia về BĐG.
Chỉ riêng năm 2018 ngân sách trung ương đã phân bổ cho công tác BĐG là 25,25 tỷ đồng. Bên cạnh đó, kinh phí NSNN còn bố trí để thực hiện chính sách mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn, người sống vùng đặc biệt khó khăn, người dân xã, huyện đảo, bao gồm người nghèo là phụ nữ.
PV: Hiện nay, việc phân cấp ngân sách giữa trung ương và địa phương trong thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đã rất rõ ràng. Đối với công tác BĐG ông có nhận định như thế nào về việc bố trí ngân sách của các địa phương?
Ông Phạm Ngọc Tiến: Hiện nay các địa phương cũng đã có sự quan tâm bố trí ngân sách cho công tác BĐG, tuy nhiên chưa có sự đồng đều giữa các địa phương. Ví dụ trong năm 2018 các địa phương đã chủ động bố trí hơn 37 tỷ đồng để thực hiện các hoạt động bình đẳng giới, trong đó có 12 địa phương bố trí trên 1 tỷ đồng, 21 địa phương bố trí trên 500 triệu đồng và có 13 địa phương bố trí kinh phí dưới 100 triệu đồng.
PV: Ngoài nguồn kinh phí từ NSNN, rất cần nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân cho công tác BĐG. Ông có thể cho biết, việc thu hút nguồn kinh phí từ các nguồn lực tư nhân vào công tác này đã được thực hiện như thế nào và đạt kết quả ra sao?
Ông Phạm Ngọc Tiến:Hiện tại thì việc này chúng ta gần như chưa làm được vì còn thiếu cả về cơ chế, chính sách, cách thức thực hiện. Một số nơi có sự kêu gọi mang tính trường hợp và cũng chưa được nhiều. Có lẽ sau này, khi sửa đổi luật pháp, chúng ta sẽ phải tính đến việc có quỹ hỗ trợ cho công tác BĐG, có cơ chế thu hút, có quy định chặt chẽ trong thực hiện và giám sát quỹ thì mới có thể thu hút nguồn kinh phí từ các nguồn lực tư nhân vào công tác này.
PV: Một số tổ chức phi chính phủ hoạt động về BĐG cho biết, họ rất khó khăn về kinh phí hoạt động. Họ phải đi xin tài trợ của các doanh nghiệp, tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp quan tâm về vấn đề BĐG. Liệu Nhà nước có cơ chế như thế nào, chẳng hạn như cơ chế đặt hàng để các tổ chức này cùng tham gia vào thực hiện công tác này, thưa ông?
Ông Phạm Ngọc Tiến: Quả thực đây là điều mà chúng tôi cũng đã trăn trở rất nhiều nhưng chưa làm được. Chúng tôi luôn đánh giá rất cao vai trò và trách nhiệm của nhiều tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Các tổ chức này và cá nhân những người đứng đầu với trách nhiệm, uy tín và sự nỗ lực đã đóng góp rất nhiều để thúc đẩy sự nghiệp BĐG.
Chúng tôi rất muốn hỗ trợ các tổ chức này không chỉ bằng lời nói, sự cổ vũ mà rất muốn bằng chính ngân sách của nhà nước dành cho hoạt động BĐG như hỗ trợ để các tổ chức thực hiện công tác truyền thông tại cộng đồng, hay thực hiện các dịch vụ về BĐG, hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực giới,… Nhưng cái khó là kinh phí khi phân bổ về địa phương thì do địa phương quyết.
Mặt khác, nhiều tổ chức phi chính phủ khi hoạt động tại địa phương thì lại đăng kí là đơn vị “nghiên cứu” và do cơ quan khoa học, công nghệ cấp giấy chứng nhận hoạt động, không chịu sự quản lý nhà nước của ngành lao động – thương binh và xã hội, do vậy rất khó để các cơ quan trong ngành hỗ trợ trực tiếp.
Về lâu dài, chúng tôi đang tích cực xây dựng thể chế, cụ thể là xây dựng, ban hành các quy định về tiêu chuẩn tối thiểu để thực hiện các dịch vụ hỗ trợ bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới,.. Đây sẽ là cơ sở để chúng ta xã hội hóa công tác BĐG, có cơ chế đặt hàng cho các tổ chức xã hội thực hiện công tác này./.
Bùi Tư
相关文章
随便看看