您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【ket qua tran qatar】Khẳng định chủ quyền quốc gia trong quản lý thuế 正文

【ket qua tran qatar】Khẳng định chủ quyền quốc gia trong quản lý thuế

时间:2025-01-10 19:28:29 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

PV: Ngày 21/3/2022 Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) đã chính thức khai trương Cổng thông tin điện tử dàn ket qua tran qatar

PV: Ngày 21/3/2022 Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) đã chính thức khai trương Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN). Xin ông cho biết,ẳngđịnhchủquyềnquốcgiatrongquảnlýthuếket qua tran qatar việc đưa Cổng thông tin điện tử dành cho NCCNN đi vào hoạt động có ý nghĩa như thế nào trong công tác quản lý thuế?

Khẳng định chủ quyền quốc gia trong quản lý thuế
Ông Nguyễn Bằng Thắng

Ông Nguyễn Bằng Thắng:Cổng thông tin điện tử dành riêng cho NCCNN không có cơ sở thường trú tại Việt Nam là một phương thức quản lý thuế mới, dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Nếu như trước đây, thông qua cơ chế thu thuế nhà thầu nước ngoài, các NCCNN hoạt động xuyên biên giới phải ủy quyền cho các tổ chức trong nước đứng ra kê khai, nộp thuế thay cho họ, thì với sự ra đời của cổng thông tin điện tử này, cho dù ở bất kỳ đâu trên thế giới, các NCCNN cũng có thể thực hiện được nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế Việt Nam một cách nhanh chóng, thuận tiện và minh bạch nhất.

Điều này không những tạo điều kiện thuận lợi cho các NCCNN, mà còn tiết kiệm chi phí, thời gian, giảm thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân trong nước; đồng thời khẳng định quyền thu thuế của Việt Nam đối với các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh dựa trên nền tảng số. Với phương thức thu thuế mới này, Việt Nam là 1 trong 4 nước đi đầu trong khu vực ASEAN triển khai áp dụng thu thuế đối với các NCCNN, thông qua một cổng thông tin điện tử trực tuyến.

Hoạt động thương mại điện tử phát triển bùng nổ như hiện nay, bên cạnh những lợi ích cho phát triển kinh tế cũng tiềm ẩn những rủi ro trong công tác quản lý nhà nước.
Hoạt động thương mại điện tử phát triển bùng nổ như hiện nay, bên cạnh những lợi ích cho phát triển kinh tế cũng tiềm ẩn những rủi ro trong công tác quản lý nhà nước.

PV:Với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự bùng nổ của kinh doanh TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số đã đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý thuế, kể cả các nước phát triển, cũng như tại Việt Nam. Vậy ngành Thuế sẽ giải quyết những thách thức này như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Bằng Thắng:Hoạt động TMĐT phát triển bùng nổ như hiện nay, bên cạnh những lợi ích cho phát triển kinh tế cũng tiềm ẩn những rủi ro trong công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý thông tin, dữ liệu độc xấu nói riêng (các quảng cáo, phần mềm, trò chơi online có nội dung trá hình, xuyên tạc về chính trị, văn hóa phẩm đồi trụy, cờ bạc…). Để kiểm soát các vấn đề này, Tổng cục Thuế đã chủ động trao đổi thông tin, làm việc với các bộ, ngành để tăng cường công tác phối hợp, quản lý thông tin, phòng ngừa, ngăn chặn các thông tin có tính chất độc hại vào Việt Nam. Tổng cục Thuế cũng đã tham mưu với Bộ Tài chính ký thỏa thuận phối hợp công tác với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước... để chia sẻ thông tin, nghiên cứu phương án, giải pháp quản lý hiệu quả đối với các NCCNN cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.

Xây dựng Đề án quản lý thuế thương mại điện tử

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), trên cơ sở thực hiện các quy định hiện hành, đồng thời nhằm phối hợp với các bộ, ngành thực hiện tốt quản lý nhà nước đối với hoạt động này, Tổng cục Thuế xây dựng đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam”. Mục đích của đề án là nhằm hệ thống các vấn đề về lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, từ đó đưa ra được giải pháp xây dựng chính sách thuế, quản lý thuế và các pháp luật có liên quan đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam cho giai đoạn từ nay tới năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2030.

Trong lĩnh vực quản lý thuế, Tổng cục Thuế cũng đã thực hiện nhiều hình thức, giải pháp tuyên truyền, trao đổi, vận động trực tiếp các nhà cung cấp của nước ngoài như Meta (Facebook), Google, Apple…; hoặc gián tiếp thông qua các đại sứ quán (có các nhà cung cấp nước ngoài lớn hoạt động tại Việt Nam), một số hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và các đơn vị tư vấn thuế lớn như Ernst & Young, KPMG, PWC, Deloitte để đôn đốc các NCCNN có hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam thực hiện nghĩa vụ đăng ký, kê khai và nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử dành cho NCCNN.

Chúng tôi cho rằng, công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp, chung tay của nhiều bộ, ngành có liên quan. Trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ, đồng hành và phối hợp tích cực của nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Trong thời gian tới, chúng tôi hy vọng rằng mối quan hệ phối hợp này sẽ ngày càng phát triển và phát huy hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại xuyên biên giới nói chung và công tác quản lý thuế đối với các NCCNN không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nói riêng.

PV: Quay trở lại việc đưa Cổng thông tin điện tử dành cho NCCNN vào hoạt động, xin ông cho biết, kể từ khi khai trương đến nay, việc khai thuế của các NCCNN trên hệ thống này như thế nào?

Ông Nguyễn Bằng Thắng:Kể từ thời điểm Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố khai trương Cổng thông tin điện tử dành cho NCCNN đến nay, cơ quan thuế đã tiếp nhận và đăng ký thuế cho nhiều NCCNN lớn, trong đó có những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như: Meta (Facebook), Google, Microsoft, Tiktok, Neflix… với số thuế nộp ngân sách nhà nước lên tới hàng chục triệu USD.

Với phương châm “lấy người nộp thuế làm trung tâm để phục vụ”, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các NCCNN thực hiện việc đăng ký, kê khai và nộp thuế tại Việt Nam, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, cũng như đóng góp vào thành công chung trong quá trình chuyển đổi số của ngành Thuế nói riêng và ngành Tài chính nói chung.

PV: Xin cảm ơn ông!

Để quản lý hiệu quả thương mại điện tử cần sự vào cuộc của các bộ, ngành

Để quản lý thuế đối với doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam một cách hiệu quả, ông Nguyễn Bằng Thắng cho rằng, không chỉ có Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) - cơ quan thực hiện chức năng quản lý thu thuế, mà cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của người sử dụng dịch vụ, trong đó phải đảm bảo các mục tiêu cốt lõi, đó là:

Bảo đảm giữ vững chủ quyền quốc gia trên không gian mạng internet trên các mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc gia… trong quá trình quản lý, cung cấp và sử dụng; không để bị động và bị chi phối, kiểm soát nội dung thông tin một cách có chủ đích từ các nền tảng số xuyên biên giới của nước ngoài.

Bảo đảm sự kết hợp giữa phòng, chống thông tin xấu, độc với nâng cao khả năng sàng lọc, tự miễn nhiễm trước thông tin xấu, độc của người sử dụng tại Việt Nam. Nâng cao kỹ năng an toàn, an ninh của người sử dụng tại Việt Nam trên môi trường internet.

Quản lý các kênh thanh toán nhằm hạn chế các nhà cung cấp nước ngoài sử dụng các kênh thanh toán trực tiếp như Visa và Master Card, ví điện tử nhằm hạn chế hành vi trốn thuế.

Đặc biệt, ông Nguyễn Bằng Thắng nhấn mạnh, cần có sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành như: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước… liên quan các nội dung dịch vụ do doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.