当前位置:首页 > La liga

【lịch đá bóng hom nay】Bệnh nhân không tăng đột biến dù trời lạnh rét

Khoa cấp cứu thực hiện cấp cứu bệnh nhân tim mạch

“Khoa Nội tim mạch luôn đông bệnh,ệnhnhânkhôngtăngđộtbiếndùtrờilạnhrélịch đá bóng hom nay lúc nào cũng kín giường, nhưng mấy ngày lạnh này, bệnh nhân không tăng đột biến”, bác sĩ chuyên khoa II Lê Thị Yến, Trưởng khoa Nội tim mạch trao đổi. Đi một vòng quanh khoa, quả như lời bác sĩ Yến, không khí yên tĩnh. Bệnh nhân mỗi người một giường, chủ yếu người già. Họ bị bệnh lý mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hở van chủ, suy tim, tăng huyết áp… Bệnh nhân N.T.H, 68 tuổi, ở Lệ Thủy, Quảng Bình bị suy tim khá nặng, cho biết đã vào viện 5 ngày. Ông H nói:“ Khi tôi vào viện trong tình trạng cấp cứu, do điều trị tốt nên giờ tình trạng sức khỏe cải thiện hơn nhiều. Dù thời tiết lạnh, nhưng do cơ cấu nhà, hệ thống cửa ở đây kín, rất ấm nên bệnh cũng đỡ nhiều”.

Tại Bệnh viện Nam Đông, nhiều phụ huynh đưa con đến khám, làm thủ tục nhập viện vì trẻ mắc nhiều bệnh do thời tiết rét đậm đột ngột. Bác sĩ Hồ Thư, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nam Đông cho biết, phần lớn trẻ em mắc bệnh về viêm phổi, viêm mũi họng, viêm phế quản, hen suyễn… tuy nhiên những ngày qua chưa sự tăng đột biến. Ngày 25/1 là ngày tiêm chủng định kỳ nhưng do trời quá lạnh nên chưa đến 50% trẻ em đến tiêm. Trong thời gian tới, tranh thủ những ngày thời tiết đẹp sẽ vận động người dân đưa con em đến tiêm “vét” cho đủ chỉ têu. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về giường bệnh, thuốc men, đội ngũ y bác sĩ ở đây sẵn sàng khám chữa bệnh nhanh chóng cho bệnh nhân. 

THÁI BÌNH

 

Khoa Nội tiết - thần kinh - hô hấp, thường có bệnh nhân đường hô hấp đông. Các bệnh hen, suyễn, phổi thường phát triển khi thời tiết chuyển lạnh. Nhưng khi tôi đến khoa thì ngược lại. Bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Thị Lan Hương, Trưởng khoa thông báo: “Hiện tại bệnh nhân giảm, 5 ngày trước có hơn 130 người. Hôm nay chỉ có 120 người”. “Thường thời tiết lạnh, bệnh nhân hô hấp tăng lên chứ?”. Tôi hỏi. “Nếu trời kéo dài thì sẽ có nhiều bệnh nhân hô hấp nhập viện; bác sĩ Hương nói.

Theo ThS. Bác sĩ chuyên khoa II Trần Quốc Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu, để hạn chế bệnh trong mùa lạnh, bệnh nhân cần giữ ấm cơ thể và ngôi nhà của mình: Mặc quần áo ấm, không nên mặc áo quần quá dày mà mặc thành nhiều lớp để gió lạnh không lùa vào cơ thể; giữa các lớp áo quần có lớp không khí giữ nhiệt. Với trẻ em, khi chơi đùa thường ra nhiều mồ hôi, phải lau khô và thay quần áo, nếu không sẽ nhiễm lạnh. Ăn đủ chất và thức ăn lỏng như súp, cháo, hải sản, các loại gừng, tỏi. Uống nhiều nước, trà gừng. Hạn chế uống rượu (gây đột quị, tăng huyết áp). Tránh ra ngoài trời khi gió lạnh (ở trong nhà nên vận động để lưu thông mạch máu). Dùng máy sưởi, chăn điện (bảo đảm an toàn, chống cháy, nổ). Nếu sưởi ấm bằng than củi, nhà phải thông thoáng , tránh ngộ độc khí co­2.

 

Đối tượng có sức khỏe yếu nhất là trẻ em. Hàng ngày phải đi học dưới trời lạnh giá, không hiểu các em có chịu đựng nổi không? Khi tôi đến Trung tâm Nhi khoa, lúc 13 giờ, phòng khám bệnh chỉ lác đác vài người. Các khoa điều trị, số lượng bệnh nhân bình thường, mỗi người một giường bệnh. TS, bác sĩ Phạm Hoàng Hưng, Giám đốc Trung tâm bảo: “Bệnh nhân điều trị nội trú không tăng. Bệnh nhân đến khám những ngày lạnh chỉ từ 200-250 người, là mức trung bình từ trước đến nay. Đó là điều đáng mừng. Có thể do trình độ dân trí tăng lên. Người lớn hiểu biết hơn về cách phòng chống bệnh cho trẻ nhỏ nên hạn chế được những bệnh thông thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi”.

“Đối tượng cao tuổi, người già cũng khá vững vàng trong những ngày lạnh đột ngột, rất ít người nhập viện”, TS, bác sĩ Ngô Đình Châu, Trưởng khoa Nội tổng hợp -lão khoa cho biết.

Tuy vậy, theo khoa Cấp cứu BVTW Huế và cơ sở Đột quị (đơn vị điều trị quốc tế và theo yêu cầu) đợt lạnh này, bệnh nhân bị xuất huyết não, tăng huyết áp, hô hấp có tăng lên nhưng không đột biến so với ngày thường. Bác sĩ chuyên khoa II Th.S, Bác sĩ Trần Quốc Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu dẫn tôi đến thăm một bệnh nhân đang được cấp cứu do bệnh hen suyễn, nói: “Trong một tuần khi thời tiết ấm, khoa cấp cứu 24 bệnh nhân tai biến mạch máu não, nhưng sau đó, một tuần trời trở lạnh, số bệnh nhân tăng lên 41. Bệnh tăng huyết áp, từ 10 ca, nay tăng 30 ca. Bệnh hô hấp trên: Phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, viêm phổi từ 17 ca, tăng 43 ca. Nhồi máu cơ tim, trước đó chỉ cấp cứu 1 ca, nay cấp cứu 4 ca”.

TS, bác sĩ Tôn Thất Trí Dũng, phụ trách cơ sở đột quỵ cho hay: Trong những ngày lạnh vừa qua, cơ sở đã tiếp nhận một số bệnh nhân bị tăng huyết áp, xuất huyết não. Chủ yếu là người già và nam giới. Có trường hợp rất trẻ, 17 tuổi. Có bệnh nhân nặng, không thể cứu chữa được.

Bệnh nhân tăng huyết áp, tim mạch thường gặp nguy hiểm trong mùa lạnh. Theo GSTS, bác sĩ Huỳnh Văn Minh, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, Chủ tịch Hội Tim mạch tỉnh, để giảm nguy cơ bệnh, bệnh nhân cần giữ ấm cơ thể (chú ý đầu, chân, tay), ăn nhạt, giảm ăn các loại mắm, ruốc, không uống rượu. Có hiện tượng nhức đầu, chóng mặt nên đến cơ sở y tế khám bệnh.

分享到: