【kết quả thuy si】Giá bán lẻ điện bình quân cần sự minh bạch
Nhiều quan điểm cho rằng chỉ những chi phí phục vụ việc vận hành,ábánlẻđiệnbìnhquâncầnsựminhbạkết quả thuy si cung ứng điện thì mới được tính vào giá điện.Ảnh: S.T |
Làm rõ chi phí tính giá điện
Hiện nay, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về Dự thảo Quyết định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Theo đó, nội dung chi phí giá điện được đề cập như sau: “Giá bán điện bình quân hàng năm được lập trên cơ sở chi phí của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành, chi phí khác được phân bổ và lợi nhuận định mức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để đảm bảo khả năng vận hành, cung ứng điện và đáp ứng nhu cầu đầu tư theo kế hoạch do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành”. Bên cạnh đó, Dự thảo cũng nêu rõ: “Tổng các chi phí khác chưa được tính vào giá bán điện bình quân hiện hành được tính toán phân bổ vào giá điện năm bao gồm chênh lệch tỷ giá thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện và các chi phí khác hợp lý, hợp lệ theo quy định hiện hành”.
Trong văn bản góp ý về nội dung này, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng “các chi phí khác hợp lý, hợp lệ theo quy định hiện hành” được đề cập ở đây là chi phí gì và sẽ được thực hiện theo những quy định nào?
VCCI phân tích: Trên thực tế, việc xác định chi phí nào được tính hoặc không được tính vào giá điện không đơn giản, bởi EVN có rất nhiều khoản chi ứng với các hoạt động rất đa dạng. Trong quá trình kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện các năm, đã có trường hợp tranh luận giữa các thành viên đoàn kiểm tra về việc chi phí nào được tính vào giá điện. Ví dụ chi phí cho Tạp chí Điện lực có được tính vào giá điện hay không? Do đó, để tránh việc có những chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh điện được tính vào giá điện, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ nguyên tắc chỉ những chi phí phục vụ việc vận hành, cung ứng điện thì được tính vào giá điện. Các khoản chi phí cho những công việc không ảnh hưởng đến việc vận hành, cung ứng điện trong ngắn hạn lẫn dài hạn cần được loại ra khỏi giá điện.
VCCI cũng thông tin thêm: Một số ý kiến từ các DN phản ánh với VCCI về việc giá điện hiện nay bao gồm cả chi phí tuyên truyền tiết kiệm điện cho các khách hàng sử dụng. Theo đó, các công ty điện lực vừa là bên bán điện lại đảm nhận việc tuyên truyền tiết kiệm điện cho người sử dụng là có dấu hiệu xung đột lợi ích. Hơn nữa, việc đưa chi phí này vào giá điện cũng không phù hợp với nguyên tắc “giá điện chỉ bao gồm những chi phí phục vụ việc vận hành, cung ứng điện”. “Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc xem xét việc loại bỏ hay giới hạn chi phí tuyên truyền tiết kiệm điện đối với người sử dụng trong giá điện. Tuy nhiên, các chi phí tiết kiệm điện ở các khâu sản xuất, truyền tải và phân phối, bán lẻ vẫn được tính vào giá điện”, VCCI nêu rõ.
Công khai giá điện trước ít nhất 10 ngày
Bên cạnh yếu tố chi phí cấu thành giá điện, nội dung khá được quan tâm trong quá trình bổ sung, sửa đổi cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân là khâu công khai các phương án điều chỉnh giá.
Hiện nay, các phương án giá điện vẫn được coi là tài liệu mật trước khi công bố. Thông thường, việc tăng giá điện chỉ được thông báo rộng rãi vào đúng thời điểm quyết định tăng giá có hiệu lực. Điều này khiến nhiều DN sử đụng điện gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính.
Theo VCCI, việc đưa phương án giá các mặt hàng Nhà nước điều hành giá vào diện thông tin mật có thể xuất phát từ lo ngại tình trạng đầu cơ, găm hàng trước mỗi lần thay đổi giá. Tuy nhiên, việc đầu cơ, găm hàng đối với mặt hàng điện gần như là điều không thể. Nguy cơ lớn nhất có thể xảy ra là khi một số DN đẩy mạnh sản xuất trước khi tăng giá điện khiến công suất phụ tải tăng, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống. VCCI lấy dẫn chứng lần tăng giá điện mới đây nhất vào ngày 20/3, phương án giá điện đã được thông báo rộng rãi trước đó vào ngày 5/3. Như vậy, người dân và các DN sử dụng điện được biết trước phương án giá điện 15 ngày trước khi tăng và thực tế chưa ghi nhận sự cố bất thường lớn đối với hệ thống điện. Xuất phát từ những phân tích trên, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định về việc công khai phương án giá điện trước khi tăng. Cụ thể, các phương án giá điện được công khai ít nhất 10 ngày trước khi được ban hành. Các quyết định tăng giá điện chỉ có hiệu lực sau ít nhất 15 ngày kể từ ngày ban hành.
Xung quanh câu chuyện giá điện, đại diện một số DN nêu quan điểm: Theo Điều 7.1.a của Quyết định 24 quy định, việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện hàng năm có thể mời các hiệp hội liên quan. Trong thời gian qua, đoàn kiểm tra đã có sự tham gia của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Hội Điện lực Việt Nam, song lại vắng mặt các hiệp hội DN đại diện cho các khách hàng sử dụng nhiều điện như: Luyện kim, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, hoá chất, dệt may… Do vậy, các DN đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi Điều 7.1.a của Quyết định 24 theo hướng thành phần đoàn kiểm tra có sự tham gia của các hiệp hội DN sử dụng nhiều điện.
Liên quan tới vấn đề minh bạch trong giá điện, ông Nguyễn Anh Tuấn- Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho hay: Hàng năm, EVN vẫn thuê các đơn vị kiểm toán độc lập kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện. Chỉ những chi phí nào liên quan đến giá thành sản xuất, kinh doanh điện mới được tính toán vào giá thành sản xuất điện. Các chi phí không nằm trong dây truyền sản xuất, kinh doanh điện sẽ không được tính vào giá thành. “Kết quả này phải được các đơn vị kiểm toán độc lập xác nhận. Sau đó, Bộ Công Thương thành lập đoàn công tác bao gồm đại diện các đơn vị của bộ, ngành liên quan như: Bộ Tài Chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cùng với các đơn vị bên ngoài như VCCI, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng... kiểm tra trên cơ sở báo cáo của đơn vị kiểm toán độc lập. Sau khi có kết quả, Bộ Công Thương tiến hành tổ chức họp báo công khai giá thành sản xuất điện”, ông Tuấn nói.
Đề cập tới việc cung ứng điện nói chung, giá điện nói riêng, nhìn nhận ở góc độ khác, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nêu quan điểm: Một trong những yếu tố cả DN lẫn người dân đều khá quan tâm với ngành điện là giảm tổn thất điện năng. Ngành điện thời gian qua đã có nhiều cải tiến và mức tổn thất đã giảm nhưng cần cố gắng hơn về chỉ tiêu này; đồng thời cần xem lại cơ cấu cung cấp điện để có một chiến lược phát triển hợp lý nhất về lâu dài, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia…
EVN khẳng định "không muốn tăng giá điện" | |
Giá bán lẻ điện tăng, người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền? | |
Giá bán lẻ điện sẽ được sửa như thế nào? | |
Giữ nguyên giá bán lẻ điện | |
Sắp tăng giá bán lẻ điện |
相关推荐
- Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- Đào Hà động viên Kim Duyên trước thềm Miss Supranational 2022
- Khối ngoại bán ròng, không hẳn vốn nước ngoài đảo chiều
- Bình Định vận hành nhà máy nước sử dụng công nghệ xanh tuần hoàn khép kín
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 23
- Bão ngầm tập 60: Hạ Lam ngất xỉu vì đấu tranh tư tưởng
- Trưng bày trên 3.000 cuốn sách, tài liệu, ảnh quý về Bác Hồ
- Ngành Thuế: Tinh gọn đi đôi với quản lý chặt chẽ biên chế