Lời Tòa soạn: Sau loạt bài phản ánh của Chất lượng Việt Nam về việc loa phường hành dân bao nhiêu năm nay ở Hà Nội và nhiều địa phương khác,ườngchỉnênphátvàochiềutốzwolle đấu với feyenoord chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi của bạn đọc.
Chúng tôi xin trích nguyên văn lá thư góp ý của độc giả Lê Minh (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) - người suốt thời gian qua theo dõi tuyến bài về loa phường hành dân ở Hà Nội.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Mong cho loa phường để dân được bình yên. |
Vậy là mong ước lớn nhất của tôi và rất nhiều người dân đã không đạt được. Loa phường vẫn tiếp tục hành dân (qua bài trên báo VietQ hôm 17/4).
Để loa phường hành dân ít hơn, tôi xin góp vài ý kiến sau:
Thời gian phát thanh: Từ 17 giờ đến 19 giờ (tất nhiên chỉ phát 15 đến 20 phút). Thứ bảy, chủ nhật không phát.
Âm lượng loa phải nhỏ đi. Một số phường (nhất là phường Phú Thượng) loa quá to. Cứ lúc nào loa phát là trong nhà những người dân xung quanh loa không thể nói chuyện được với nhau, rất nhức đầu. Đặt loa ở nơi thoáng và cao.
Nội dung phát thanh: Chỉ phát những nội dung thực sự cần thiết đại chúng (nghĩa là những nội dung có đa số người trong phường liên quan, không phát những nội dung chỉ có một vài người liên quan). Không phát quảng cáo. Không giải thích những điều đơn giản (ví dụ tiết kiệm là gì? Tại sao phải tiết kiệm?.v.v...) làm cho người dân thấy mình bị coi thường.
Không nhất thiết ngày nào cũng đọc (có nhiều nội dung không quan trọng mà đọc đi đọc lại nhiều ngày, mà sao phường có nhiều thông báo thế? Ngày nào cũng có 5, 7 cái thông báo, tôi nghĩ phải có vài người suốt ngày viết thông báo mới nhiều như vậy). Tóm lại không nên “vẽ” ra nhiều thứ để đọc nhằm tính đầu việc. Nếu nhân viên đó không có việc gì thì ngồi chơi (trong số 30%) chứ đừng “tra tấn” người khác.
Phát thanh viên phải có giọng đọc nhẹ nhàng, lưu loát, đúng ngữ pháp, không đọc ngọng (kiếu: nòng nợn nuộc; từng 3 (tầng 3)... Nên chọn giọng nữ cao hơn là giọng nam ồm ồm, nặng nề (đã ồm ồm, khô khốc lại còn ê a, ngọng ngựu thì hơn tra tấn người nghe). Mà phường Phú Thượng là một điển hình.
Tóm lại, chính quyền nên nghe và hiểu tâm trạng của người dân. Đừng quá áp đặt, vì cứ nói ra rả như vậy làm người dân đau tai, nhức đầu, mất ngủ, hại thần kinh (kiểu tra tấn) mà không cần biết.
Mỗi việc làm, mỗi chính sách của chính quyền nên đi vào lòng dân, đi vào thực tiễn cuộc sống thì cuộc sống của người dân mới tốt đẹp hơn…Qua đây, độc giả Lê Minh cũng mong muốn Sở TT&TT có biện pháp xử lí đối với việc "hành" dân ở loa phường Phú Thượng.
Lê Minh
(Phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội)