【nhận định man city vs tottenham】FDI chiếm tỷ trọng quá lớn trong xuất khẩu là khiếm khuyết lớn
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy: Sau 4 tháng xuất siêu liên tiếp,ếmtỷtrọngquálớntrongxuấtkhẩulàkhiếmkhuyếtlớnhận định man city vs tottenham đến tháng 5 vừa qua, Việt Nam đã nhập siêu 500 triệu USD. Kết quả này chủ yếu do Samsung đã tập trung XK các sản phẩm Galaxy S9, S9+ trong tháng 3 làm cho kim ngạch XK điện thoại bắt đầu có xu hướng giảm từ tháng 4. Tính chung 5 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu 3,39 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 10,39 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 13,78 tỷ USD.
Năm 2017, lần đầu tiên tổng kim ngạch XNK của Việt Nam đạt con số trên 400 tỷ USD, trong đó xuất siêu gần 3 tỷ USD. Kế tiếp 5 tháng đầu năm nay, XK vẫn tăng trưởng tốt, xuất siêu duy trì. Theo ông, đâu là nguyên nhân chính giúp XK đạt được kết quả khả quan như vậy?
Có hai nhóm nguyên nhân là khách quan và chủ quan.
Về mặt khách quan, điểm lại kinh tế thế giới trước đây có thể thấy mức tăng trưởng khá đều cho đến năm 2008 diễn ra khủng hoảng, kéo đến năm 2009. Khi khủng hoảng, các nước đều tập trung kích cầu, trong đó có Việt Nam. Nhờ vây, năm 2010, kinh tế có chút khởi sắc, song năm 2011 lại đi xuống. Nhìn chung, suốt giai đoạn 2008-2016, kinh tế thế giới cơ bản là suy thoái, trì trệ, ảnh hưởng đến XK. Từ năm 2017 kinh tế thế giới bắt đầu khởi sắc, trong đó những trung tâm kinh tế lớn như Hoa Kỳ phục hồi tốt; EU sau khủng hoảng nợ công hiện nay cũng đã đỡ hơn; Trung Quốc giảm tăng trưởng nhưng không “hạ cánh cứng” mà “hạ cánh mềm”, hiện tăng trưởng ở mức 7%/năm; ASEAN có nền kinh tế tương đối ổn định, phát triển... Những trung tâm kinh tế lớn này đều là thị trường XK chính của Việt Nam. Khi nền kinh tế thế giới nói chung, tại các trung tâm kinh tế này nói riêng đều ổn định, có sự phát triển nhất định sẽ tạo thuận lợi cho XK. Kinh tế ổn định thì nhu cầu tăng lên, XK Việt Nam phát triển.
Bên cạnh yếu tố khách quan, quan trọng nhất là nguyên nhân chủ quan. Việt Nam sau khi ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, từ năm 2011, Chính phủ siết lại các vấn đề cả về thực hiện chính sách tài chính, tài khóa. Việt Nam giảm lạm phát nhưng DN gay go, nền kinh tế suy giảm trong giai đoạn 2011-2014. Từ năm 2015, kinh tế trong nước khởi sắc trở lại, đặc biệt là năm 2017 đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm. Quý I năm nay, tăng trưởng kinh tế đạt 7,38%, cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Sau giai đoạn khó khăn, nền kinh tế khởi sắc từ năm 2017 và những tháng đầu năm 2018 đã tạo thuận lợi cho XK phát triển.
Tăng trưởng kinh tế tăng cao, lạm phát giảm, nợ xấu giảm, mặt bằng lãi suất giảm, tỷ giá tương đối ổn định... Môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường pháp lý được cải thiện, Chính phủ quyết tâm chống tham nhũng. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử, nộp thuế điện tử, Cơ chế một cửa Quốc gia… đã góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch hơn cho DN… Do vậy, các ngành sản xuất, XK đều phát triển mạnh. Tất cả tạo ra tăng trưởng XK mạnh.
Dù 5 tháng qua, Việt Nam xuất siêu, song khu vực kinh tế trong nước vẫn nhập siêu 10,39 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 13,78 tỷ USD. Như vậy, "bức tranh" XK vẫn không mấy đổi thay khi chủ yếu nhờ vào khối DN FDI. Ông suy nghĩ ra sao về điều này?
Đánh giá về FDI nói chung phải nhìn khách quan và toàn diện. Việt Nam có chủ trương thu hút FDI 30 năm rồi, từ năm 1988 cho đến nay vẫn tiếp tục thu hút, coi đó là một bộ phận quan trọng. Từ năm 1988 đến nay, Việt Nam đã thu hút khoảng 25.000 dự án FDI, đóng góp lớn cho Việt Nam về vốn, thiết bị, công nghệ, tạo công ăn việc làm rất lớn,… giúp chuyển dịch kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế thuần nông nghiệp giờ bắt đầu có tỷ trọng công nghiệp lớn. Hiện nay, trong cơ cấu nền kinh tế, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng hơn 40%, nông nghiệp dưới 20%, ngược lại so với thời điểm mới đổi mới. Về XK, FDI thúc đẩy XK. Hầu hết DN FDI là XK. Rõ ràng, khối FDI tác động lớn, tích cực đến nền kinh tế, thúc đẩy XK.
Bên cạnh yếu tố tích cực trên, yếu tố tiêu cực là ô nhiễm môi trường, tình trạng chuyển giá, tác động lan tỏa kém... DN FDI đầu tư vào Việt Nam nhưng hầu như không có nhiều liên kết với DN trong nước. Công nghệ đem vào là công nghệ thấp, lắp ráp… Trong XK, hiện nay, DN FDI chiếm tỷ trọng quá lớn và tăng trưởng của họ quá nhanh. Trong khi đó, DN trong nước có tăng trưởng XK nhưng chậm. Đây là khiếm khuyết lớn, đáng lo ngại. Năm 2000, DN FDI chỉ chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch XK và con số này vào năm 2010 là chưa tới 50%. Tuy nhiên, năm 2017, trong XK, DN FDI chiếm 72,6% tổng kim ngạch XK, còn lại là DN trong nước.
Một điểm đáng lưu ý nữa là, hiện nay Việt Nam xuất siêu, nhập siêu hay cân bằng cán cân thương mại hoàn toàn phụ thuộc vào khối FDI. Xuất siêu mấy năm qua đều nhờ FDI. DN FDI xuất siêu nhiều thì Việt Nam xuất siêu nhiều. DN nội địa hiện nay vẫn nhập siêu rất lớn.
Bên cạnh sự lệ thuộc quá lớn vào khối DN FDI trong XK, 5 tháng qua, “bức tranh” XK của Việt Nam cũng đã xuất hiện một số tín hiệu tích cực cho thấy sự phát triển của DN nội địa. Ông có thể phân tích rõ hơn điều này?
5 tháng đầu năm nay, dấu hiệu tương đối lạc quan là lần đần tiên số liệu tăng trưởng XK của DN trong nước cao hơn DN FDI. Cụ thể, DN nội địa tăng trưởng XK 17,8% và DN FDI là 16%. Từ trước đến nay, DN FDI luôn có mức tăng trưởng cao hơn. Bên cạnh đó, điểm lạc quan còn là tỷ trọng của DN FDI trong XK lần đầu tiên giảm, trước đây đều tăng. 5 tháng đầu năm nay, DN FDI chỉ chiếm tỷ trọng trên 71%. Khu vực DN trong nước, tỷ trọng nhiều năm trước liên tục giảm thì năm nay tăng lên. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là những dấu hiệu tích cực xuất hiện lần đầu tiên nên chưa bền vững.
Ông nhìn nhận như thế nào về XK hàng hóa từ nay tới cuối năm? Liệu Việt Nam có thể tiếp tục duy trì xuất siêu, thưa ông?
Kinh tế Việt Nam nhập siêu liên tục trong giai đoạn 1986-2011. Từ năm 2012, Việt Nam lại xuất siêu liên tục song năm 2015 nhập siêu quay trở lại. 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất siêu và dự báo cả năm nay xuất siêu vẫn duy trì.
Về cơ cấu mặt hàng XK, những năm gần đây hàng công nghiệp chiếm ưu thế trong XK. Hiện nay, khu vực công nghiệp biến chế tạo chiếm khoảng 80% XK. Xét về mặt cơ cấu mặt hàng là tích cực, chuyển dịch sang công nghiệp. Với xu hướng hiện nay, cơ cấu mặt hàng XK vẫn sẽ ổn định, cơ bản không có nhiều thay đổi.
Chính phủ đặt ra mục tiêu phấn đấu, năm 2020 thực sự cân bằng cán cân thương mại. Với tình hình hiện tại, thực tế là Việt Nam từ lâu đã xuất siêu. Theo ông, Việt Nam đã có thể tự tin vào kết quả đạt được?
Mục tiêu mà Chính phủ đề ra nêu trên nằm trong Chiến lược XNK hàng hóa giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030, ký tháng 12/2011. Chiến lược được soạn thảo trong những năm nhập siêu căng thẳng, đặc biệt là năm 2007, nhập siêu tới 17 tỷ USD và năm 2008, nhập siêu 14 tỷ USD. Những năm 2009-2010, nhập siêu dù có giảm nhưng vẫn trên 10 tỷ USD. Mục tiêu đưa ra lúc đó rất cao, tuy nhiên, ngay sau khi chiến lược công bố, Việt Nam đã xuất siêu rồi, có sự vênh giữa chiến lược với thực tế.
Kết quả xuất siêu đạt được thời gian qua rất lạc quan nhưng chưa thể xem là bền vững vì Việt Nam là nền kinh tế gia công, XK, vẫn phải NK nguyên phụ liệu. Nền công nghiệp hỗ trợ Việt Nam chưa sản xuất được. Bên cạnh đó, xuất siêu phụ thuộc vào DN FDI. DN FDI xuất siêu thì Việt Nam mới xuất siêu.
Xin ông cho biết, đâu là giải pháp căn cơ giúp cán cân thương mại của Việt Nam thực sự cân bằng bền vững hơn trong tương lai?
Giải pháp để cân bằng cán cân thương mại, thậm chí là xuất siêu bền vững, thứ nhất là phải xây dựng được ngành công nghiệp hỗ trợ. Công nghiệp hỗ trợ giúp Việt Nam giảm NK. Ví dụ, khi sản xuất ô tô, xe máy, Việt Nam tự sản xuất lốp, bánh, linh phụ kiện… Thứ hai là DN trong nước phải giảm nhập siêu. DN trong nước phải sử dụng các nguyên phụ liệu, linh phụ kiện trong nước, từ đó mới giảm được NK. Muốn vậy, ngoài thực sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, cần có chính sách khuyến khích, tạo động lực để DN giảm NK từ nước ngoài.
Xin cảm ơn ông!
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/248b791887.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。