【lịch bóng đá cúp đức】Sẽ bình đẳng thủ tục trong Luật Doanh nghiệp 2005 sửa đổi
Sáng 13-12,ẽbìnhđẳngthủtụctrongLuậtDoanhnghiệpsửađổlịch bóng đá cúp đức Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức Tọa đàm tham vấn cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa về các vấn đề cần sửa đổi của Luật Doanh nghiệp 2005.
Ông Phan Đức Hiếu đánh giá, quá trình thực hiện Luật Doanh nghiệp 2005 cho thấy có hai mục tiêu quan trọng của Luật chưa đạt được, đó là tạo sân chơi bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế và đối mới quản lý với doanh nghiệp Nhà nước.
Việc chưa tạo được sân chơi bình đẳng thể hiện ở khâu thành lập doanh nghiệp của người nước ngoài vẫn áp dụng trình tự thủ tục về đầu tư theo Luật Đầu tư, gây phức tạp và khó khăn. Nguyên nhân là do quy định về cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Do đó, định hướng sửa đổi trong vấn đề này tại dự thảo Luật sửa đổi được thể hiện ở ba nội dung: gia nhập thị trường, quyền kinh doanh và ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài.
Cụ thể, đối với thủ tục gia nhập thị trường, dự thảo Luật sửa đổi quy định theo hướng áp dụng cùng một thủ tục, không phân biệt doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài.
Đối với định hướng sửa đổi đăng ký doanh nghiệp, mục tiêu sửa đổi của Luật là giải quyết chính xác và nhanh chóng thủ tục hành chính đăng ký thành lập và thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong đó quan trọng là bãi bỏ yêu cầu điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, vốn… tại thời điểm thành lập doanh nghiệp.
Dự thảo Luật sửa đổi cũng không yêu cầu đóng dấu trong hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, tuy nhiên đối với vấn đề có bỏ con dấu hay không thì đang được nghiên cứu.
Dự thảo lần 1 Luật Doanh nghiệp sửa đổi dự kiến được đưa ra lấy ý kiến vào ngày 1-1-2014. Dự thảo Luật được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7.
Hồ Huệ