Nghề y là một nghề đặc biệt,ữngthầythuốcđặcbiệbảng xếp hạng uruguay và với những bác sĩ thầm lặng trong những góc khuất của nghề càng đặc biệt hơn. Xuân này cùng nghe những câu chuyện lần đầu mới kể về họ...
Bác sĩ Tạ Hồng Xuân (trái) và Hứa Đình Huy (phải) vận hành “Hệ thống máy giúp thở qua bóng”.
Vừa khám bệnh, vừa... “phòng thủ”
Đây là câu chuyện nghề của các y, bác sĩ công tác tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh. Bác sĩ chuyên khoa 1 Lâm Thị Kim Hoàng, bác sĩ điều trị Phòng Y tế chăm sóc, lý giải: “Vừa khám bệnh, vừa “phòng thủ” không phải vì y, bác sĩ sợ hay kỳ thị bệnh nhân, mà do đặc thù với những bệnh nhân đặc biệt này, khi khám bệnh chúng tôi phải thận trọng, phòng ngừa những tình huống bệnh nhân có những hành động bất thường, nguy hiểm kịp thời xử trí”.
Chấp nhận về công tác tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh xuất phát từ mong muốn bám chuyên ngành tâm thần kinh và tấm lòng trắc ẩn của bác sĩ Hoàng đối với bệnh nhân: “Ở đây tôi cảm nhận công việc của mình có ý nghĩa. Đa số bệnh nhân đều có hoàn cảnh khó khăn, bệnh nhân được chăm sóc toàn diện hoàn toàn dựa vào lực lượng y tế”. Bằng trách nhiệm, y đức, ngoài chuyên môn y khoa, các y, bác sĩ chăm sóc cả việc ăn ở, sinh hoạt của bệnh nhân. Lo lắng cho bệnh nhân, theo sát bệnh nhân hầu như 24/24 bảo vệ an toàn sức khỏe cho người bệnh, đến khi có thể ổn bệnh tình trở về hòa nhập với gia đình hoặc cứ chăm sóc nuôi dưỡng đến cuối đời.
Tại trung tâm này có trên 200 bệnh nhân được các y, bác sĩ khám, theo dõi sức khỏe định kỳ 3 ngày 1 lần đối với mỗi bệnh nhân, theo sát và phát hiện những bất thường về sức khỏe mỗi ngày. Bác sĩ Hoàng cho biết thêm: “Chúng tôi làm việc bất kể ngày thường hay ngày nghỉ, ngày lễ và dịp Tết Nguyên đán hàng năm vẫn vậy. Khám bệnh cho những bệnh nhân đặc biệt này đòi hỏi bác sĩ phải luôn trau dồi chuyên môn lẫn kinh nghiệm bởi khám bệnh ngoài kiến thức y khoa còn dựa vào quan sát của người thầy thuốc là chính. Bệnh nhân có khi đau chỗ này nhưng nói chỗ kia, phải hiểu người bệnh và đoán bệnh đa khoa đúng là thách thức trong làm nhiệm vụ ở đây để kịp thời chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân”.
Ngoài bác sĩ Hoàng, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tâm, Trưởng phòng Y tế chăm sóc, cũng có nhiều trăn trở: “Chúng tôi chăm sóc phòng ngừa tốt sẽ hạn chế số trường hợp bệnh nhân phải nhập viện điều trị các bệnh tâm thần và đa khoa. Hướng tới sẽ đề nghị nâng lên chức năng phòng khám để chăm sóc bệnh nhân tốt hơn nữa”.
Lúc bình thường đã vất vả, trách nhiệm oằn vai, những thời điểm xảy ra dịch Covid-19, y, bác sĩ ở đây đã dồn hết sức lực của mình để bảo vệ an toàn sức khỏe cho bệnh nhân. Bác sĩ Tâm nhớ lại: “Đầu năm 2022, hầu như tất cả y, bác sĩ và bệnh nhân ở trung tâm đều nhiễm Covid-19. Các y, bác sĩ đã theo sát tình hình sức khỏe, chăm sóc chu đáo cho bệnh nhân và bảo vệ tốt sức khỏe mọi người vượt qua dịch bệnh”.
Với tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương, 23 y, bác sĩ ở trung tâm này đã đồng lòng cùng nhau chăm sóc tốt cho bệnh nhân, tạo được tâm lý an tâm của người thân người bệnh. Ông Nguyễn Hùng Cường, thành phố Vị Thanh, có người thân được chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị tại đây, bộc bạch: “Cháu tôi đã nhiều năm được chăm sóc, nuôi dưỡng ở trung tâm. Không chỉ bảo vệ sức khỏe còn giúp cai được thuốc lá. Cháu mồ côi chỉ có một mình, cha mẹ mất đây là ngôi nhà chung, điểm tựa ngoài những người thân khác trong gia đình”.
Nói về bác sĩ, ắt hẳn điều đầu tiên mọi người nghĩ đến là hình ảnh y, bác sĩ làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế được nhiều người biết tới. Nhưng đối với các bác sĩ ở Trung tâm Công tác xã hội tỉnh thì hầu như ít ai biết. Những câu chuyện đặc biệt của bác sĩ ở đây thì càng khiến chúng ta thán phục, quý trọng hơn những thầy thuốc hết lòng với nghề.
Các bác sĩ tận tình chăm sóc bệnh nhân tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh.
Không ngừng sáng tạo
Xuất phát từ ý thức trách nhiệm với nghề, mong muốn đem lại chất lượng chăm sóc y tế tốt nhất cho người bệnh, một nhóm thầy thuốc ở Bệnh viện Sản Nhi tỉnh nhiều năm qua luôn có những giải pháp sáng kiến trong lao động đem lại hiệu quả tích cực phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân được ghi nhận. Nhiều năm nhận được Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và mới đây có giải pháp đạt giải 3 cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật của tỉnh. Đây là thành tích lao động sáng tạo của các thầy thuốc bệnh viện.
Giải pháp sáng tạo mới nhất đạt giải 3 Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh năm 2022 là “Hệ thống máy giúp thở qua bóng” do bác sĩ Tạ Hồng Xuân, Trần Tôn Thái, Hứa Đình Huy ở bệnh viện thực hiện. Bác sĩ Xuân chia sẻ: “Trong điều trị suy hấp, đảm bảo thông khí và cung cấp oxy cho bệnh nhân là quan trọng nhất để tránh tổn thương các tế bào, đặc biệt là các tế bào não. Nhưng bất cập thời điểm đầu năm 2022 số lượng máy thở hiện đại được trang bị cho bệnh viện rất hạn chế, đa số đã tồn tại lâu năm, có một số thiết bị đã hỏng, không còn sử dụng được cho bệnh nhân. Trong khi rất nhiều bệnh nhân cần máy thở nên chúng tôi đã quyết tâm thực hiện giải pháp này”.
Giải pháp đã giúp tăng số lượng máy giúp thở để giải quyết tình trạng thiếu máy thở trong trường hợp lượng bệnh nhân nặng tăng đột biến, nhất là trong giai đoạn dịch Covid-19. Cung cấp một hệ thống giúp thở đơn giản tại nhà cho những bệnh nhân tổn thương não không còn khả năng hồi phục, tránh nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện, giảm chi phí nằm viện, giảm công chăm sóc cho người nhà bệnh nhân, giảm gánh nặng cho nhân viên y tế. Cung cấp một thiết bị chuyên dụng để chuyển viện những bệnh nhân bị suy hô hấp nặng, giải quyết khuyết điểm của máy thở hiện đại trên xe cấp cứu về điện, nguồn oxy, nguồn khí nén để vận hành máy thở cho bệnh nhân. “Hệ thống máy giúp thở qua bóng” mang lại hiệu quả kinh tế cao, mang tính xã hội tiến bộ và nhân văn, hướng tới những lợi ích tích cực nhất cho bệnh nhân và thân nhân người bệnh, góp phần nâng cao chất lượng điều trị của bệnh viện, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Ông Hứa Đình Huy, một thành viên tham gia sáng kiến, phấn khởi: “Sáng kiến này được tạo ra đã giúp ích rất nhiều cho công tác chuyển viện, nhất là trong những trường hợp chuyển đi xa, mất rất nhiều thời gian. Trước đây, những trường hợp suy hô hấp nặng cần đặt nội khí quản để thông khí nhân tạo chuyển viện tuyến trên cần phải có ít nhất hai nhân viên y tế thay phiên nhau để bóp bóng liên tục. Bóp bóng lâu và liên tục trong thời gian dài sẽ dẫn đến thiếu độ chính xác, giảm hiệu quả điều trị, hơn nữa gây mệt mỏi cho nhân viên y tế”.
Trước đó, bác sĩ Tạ Hồng Xuân đã tham gia cùng các bác sĩ khác của bệnh viện thực hiện các giải pháp khác được trao Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, năm 2019 giải pháp cải tiến “Mô hình đèn Led điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh”, khi ấy còn ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh chưa thành lập. Năm 2021, giải pháp “Hệ thống NCPAP tự tạo” hay còn gọi là Hệ thống thở áp lực dương liên tục qua mũi. Những giải pháp đã chứng minh được hiệu quả thực tế tại bệnh viện qua quá trình ứng dụng thực tiễn.
Gắn bó với nghề y, các y, bác sĩ ở Trung tâm Công tác xã hội, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh đều ý thức được tinh thần trách nhiệm với nghề, cháy hết mình hành nghề với tình yêu thương bệnh nhân, khát vọng vươn lên, sáng tạo, không ngừng nâng cao hiệu quả phục vụ để giúp đỡ bệnh nhân có sức khỏe tốt nhất hưởng trọn những mùa xuân vui.
HỒNG DIỄM