游客发表
发帖时间:2025-01-10 10:38:50
Những năm gần đây,ĐầutưranướcngoàiCầnxâydựngthươnghiệuquốcgiavềgiải ngoại hạng trung quốc hôm nay các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã phát triển nhanh cả về số lượng và năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, quy mô thị trường của Việt Nam quá nhỏ hẹp khi so sánh với quy mô nhân lực dịch vụ CNTT hiện nay cũng như tương lai.
Trong khi đó, thế giới vẫn còn khoảng 49% dân số (gần 4 tỷ người) chưa được kết nối Internet, chưa được tiếp cận với các dịch vụ công nghệ số. Đây được xem là thời cơ và cũng là cơ hội để các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới.
Khi được phóng viên đặt câu hỏi về việc Bộ TT&TT sẽ có chính sách, kế hoạch gì để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt ra nước ngoài, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT & Truyền thông (Bộ TT&TT) cho biết, không phải mới đây các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mới đi ra nước ngoài. Điều này đã được thực hiện từ rất lâu trước đây. Trong đó, FPT là một trong những doanh nghiệp tiên phong khi thành lập văn phòng tại Mỹ từ đầu những năm 2000.
Theo ông Nghĩa, khi đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam từng gặp phải nhiều tình huống mà có thể sẽ thuận lợi hơn nếu có sự đồng hành của các ban ngành, Chính phủ. Các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đa phần có quy mô vừa và nhỏ. Khi giới thiệu sản phẩm cho các khách hàng nước ngoài, doanh nghiệp Việt thường gặp khó bởi hầu hết họ chưa biết mình là ai.
Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT & Truyền thông cho rằng, Việt Nam có thể học hỏi các nước như Ấn Độ, Philippines trong câu chuyện này. Các nước này đã xây dựng được thương hiệu quốc gia cho một số ngành hàng, ví dụ như Ấn Độ có thương hiệu mạnh về IT.
Định hướng lâu dài của Bộ TT&TT là sẽ cùng với các doanh nghiệp CNTT trong nước đẩy mạnh thương hiệu quốc gia. Bộ TT&TT sẽ đồng hành theo từng chặng đường chuyên biệt để tạo thương hiệu tốt hơn cho các doanh nghiệp.
“Trong năm 2023, Bộ TT&TT đã tổ chức rất nhiều sự kiện với các đoàn công tác tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế về chuyên ngành đặc thù, chẳng hạn như hội chợ Asia Tech Day tại Singapore”, ông Nghĩa nói.
Tại Asia Tech Day 2023, gian hàng Việt Nam có sự đồng hành của khoảng 20 doanh nghiệp công nghệ trong nước. Đây cũng là một trong những gian hàng thành công nhất của kỳ hội chợ này. Để tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp công nghệ số chỉ cần đóng chi phí vận chuyển các thiết bị. Chi phí tham gia hội chợ sẽ được hỗ trợ.
Theo ông Nghĩa, tại những sự kiện như vậy, ngay cả thành viên trong ban tổ chức là người của Bộ TT&TT và các Hiệp hội cũng tham gia vào việc bán hàng thay cho các doanh nghiệp. Đây là bước đồng hành đầu tiên của Bộ TT&TT trong việc cùng các doanh nghiệp công nghệ số trong nước phát triển ra các thị trường nước ngoài.
Khi doanh nghiệp đi cùng đoàn công tác của Bộ, họ sẽ không chỉ gặp được các đối tác mà còn có thể tiếp xúc với chính phủ và các hiệp hội của nước ngoài. Đó là những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam nâng tầm thương hiệu của mình và tiếp cận với các thị trường tiềm năng quốc tế.
Doanh nghiệp, sản phẩm Make in Viet Nam phải vươn tầm quốc tếGiải thưởng Make in Viet Nam sẽ đóng vai trò tiền đề, động lực vững chắc cho các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó tạo ra các sản phẩm Make in Viet Nam vươn tầm thế giới.相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接